fbpx

Pap smear là gì? Nên sàng lọc Pap smear bao nhiêu lần một năm?

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất đối với nữ giới và đứng thứ ba trên thế giới về tỷ lệ gây tử vong chỉ sau ung thư vú và buồng trứng. Tuy nhiên, hiện nay với việc thực hiện xét nghiệm Pap smear, chị em phụ nữ đã có thể tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm.

Vậy thì hôm nay, hãy cùng Aihealth tìm hiểu xem chính xác thì Pap smear là gì mà chị em phụ nữ nào cũng nên thực hiện nhé!

Xét nghiệm Pap smear là gì?

Xét nghiệm Pap smear hay còn gọi tắt là Pap hoặc phế tế bào cổ tử cung, là một loại xét nghiệm tế bào học dùng để tầm soát và phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Việc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm hay muộn ảnh hưởng rất nhiều đến việc có chữa khỏi bệnh được hay không.

Xét nghiệm Pap smear là loại xét nghiệm để tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm Pap smear là loại xét nghiệm để tầm soát ung thư cổ tử cung

Pap smear được thực hiện bằng cách thu nhập và kiểm tra tế bào ở khu vực cổ tử cung – một đoạn hẹp nằm phía dưới tử cung và ngay phía trên âm đạo ở nữ giới.

Việc sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap smear có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định cơ hội chữa trị cho bệnh nhân. Không chỉ vậy, phết tế bào cổ tử cung còn có khả năng giúp pháp hiện những điểm bất thường trong cấu trúc và hoạt động ở tế bào cổ tử cung, từ đó giúp sớm phát hiện nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trong tương lai.

Thực hiện tầm soát tế bào bất thường này là bước đầu tiên trong việc ngăn ngừa sự phát triển có thể có của bệnh ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap smear được thực hiện như thế nào?

Pap smear được thực hiện tại phòng lấy mẫu dành riêng cho nữ giới và bác sĩ sẽ là người trực tiếp thực hiện, quy trình này chỉ tốn có vài phút. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thoát y phần từ thắt lưng trở xuống.

Quá trình thực hiện xét nghiệm Pap smear thường chỉ mất vài phút

Quá trình thực hiện xét nghiệm Pap smear thường chỉ mất vài phút

Nếu là lần đầu thực hiện xét nghiệm thì có thể bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng hoặc là sợ đau đúng không? Nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì Pap smear không gây đau đớn, rất an toàn mà còn lại nhanh chóng.

Để tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, bạn cần phải nằm ngửa trên giường trong tư thế thả lỏng, đầu gối cong lại. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ gọi là mỏ vịt chèn vào âm đạo một cách nhẹ nhàng. Mỏ vịt sẽ có chức năng mở rộng và cố định âm đạo để bác sĩ có thể nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong. Có thể khi mỏ vịt chèn vào âm đạo, bạn có thể có cảm giác bị chèn ép ở vùng xương chậu.

Sau đó, bác sĩ sẽ dùng bàn chải mềm và dụng cụ có hình dạng giống cái thìa để tiến hành lấy mẫu tế bào cổ tử cung. Thông thường khi thực nghiệm xét nghiệm Pap smear, thì rất hiếm khi xảy ra tình trạng đau đớn hay thương tổn nhưng bạn sẽ cảm thấy không quen nếu như thực hiện lần đầu.

Các bước thực hiện xét nghiệm Pap

Các bước thực hiện xét nghiệm Pap

Sau khi làm xét nghiệm Pap smear bao lâu thì nên làm lại?

Theo như Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ nên lặp lại xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm một lần trong độ tuổi từ 21 đến 29. Đối với phụ nữ từ 30 trở lên thì vấn đề bao lâu nên làm lại xét nghiệm Pap smear tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV của họ.

Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV – một trong những tác nhân phổ biến gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, bạn có thể đồng thời thực hiện xét nghiệm Pap smear và xét nghiệm HPV (bộ hai xét nghiệm này được gọi chung là Co-testing).

Có 2 trường hợp có thể xảy ra ứng với kết quả lâm sàng xét nghiệm HPV là dương tính hay âm tính:

+ Trường hợp không bị nhiễm HPV (HPV âm tính) thì bạn nên ưu tiên thực hiện Co-testing mỗi 5 năm một lần hoặc làm xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm một lần.

+ Trường hợp có nhiễm HPV (HPV dương tính) thì cần thực hiện Co-testing trong 12 tháng tiếp theo.

Việc bao lâu thì nên xét nghiệm Pap lần nữa còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Việc bao lâu thì nên xét nghiệm Pap lần nữa còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố

Nếu như nhận thấy một số nguy cơ nhất định thì bác sĩ sẽ khuyên bạn làm xét nghiệm Pap smear với tần suất cao hơn bất kể tuổi tác. Những yếu tố nguy cơ có thể là:

+ Đã chuẩn đoán phát hiện các tế bào ung thư cổ cung hoặc xét nghiệm Pap smear cho thất có sự xuất hiện của tế bào tiền ung thư

+ Đã sử dụng thuốc Diethylstilbestrol trước khi sinh

+ Bị nhiễm HIV

+ Hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu do hóa trị, phẫu thuật ghép tạng hoặc sử dụng các loại thuốc chứa Corticosteroid thời gian dài

+ Hút thuốc lá thường xuyên.

Vậy nên, vấn đề bao lâu thì nên xét nghiệm Pap smear lần nữa phụ thuộc vào quyết định của bác sĩ và sự cân nhắc của bạn đối với các yếu tố nguy cơ của bản thân mình.

Các bạn có thể tải ứng dụng AiHealth và đăng ký lịch khám Pap smear Tại Đây nhé.

Các bạn đã biết xét nghiệm Pap smear nghĩa là gì đúng không nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào muốn trao đổi xin vui lòng liên hệ hotline 1900 6487 để được hỗ trợ. xem thêm >> Tầm soát ung thư cổ tử cung