fbpx

Vượt qua trầm cảm sau sinh

Nếu bạn đang lo lắng, căng thẳng, đau buồn và tràn đầy cảm xúc tiêu cực sau khi sinh, vậy có lẽ bạn cần dừng lại vài phút, đọc bài viết này vì có thể bạn cũng đang giống rất nhiều người mẹ khác, trải qua những ngày tháng trầm cảm sau sinh.

Vượt qua trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh đáng sợ như thế nào?

Có lẽ rất nhiều người chẳng thể tưởng tượng nổi tâm lý của một người mẹ có thể yếu đuối và dễ sụp đổ đến nhường nào sau khi sinh em bé. Thậm chí phải đối mặt với nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Chào đón đứa con ra đời, không chỉ niềm vui mà rất nhiều cảm xúc khác có thể đến với bạn: là sự lo lắng, sợ hãi, tự ti hay cả nỗi buồn. Nếu cảm giác này trở nên nghiêm trọng và lặp đi lặp lại mỗi ngày, thì có thể bạn đang gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh. Những người mẹ sau sinh khoảng 6 tháng đều có nguy cơ khá cao mắc chứng bệnh này. 

Những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bạn mất dần sự gắn kết với con, hay cả người thân gia đình. Những mâu thuẫn trong những quyết định, hành động ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe thể chất và thậm chí có thể dẫn đến những suy nghĩ tự hại.

Những dấu hiệu có thể gặp khi bị trầm cảm sau sinh

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận ra có thể bạn đang bị trầm cảm sau sinh, nhưng cũng có dấu hiệu rất mờ nhạt, thường hay bị coi thường và bỏ qua. Nếu bạn đang cảm thấy một hay nhiều triệu chứng ở dưới đây giống với mình, vậy thì rất có thể căn bệnh này đã bám lấy bạn:

▪ Cảm xúc dễ thay đổi, bồn chồn, buồn bã, thường gặp các cảm xúc tiêu cực

▪ Bạn khóc rất nhiều, mất đi hứng thú với mọi chuyện

▪ Thói quen ăn và ngủ cũng thay đổi thất thường, quá nhiều hoặc quá ít

▪ Bạn có thể gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung, quyết định hay phản ứng

▪ Bạn trở thành người dễ cáu gắt, bực bội và tức giận nhiều hơn

▪ Luôn luôn trong trạng thái lo lắng vì mình không phải là người mẹ tốt

▪ Sợi dây gắn kết giữa bạn với con dần dần đứt đoạn, thậm chí bạn có thể cảm thấy em bé dường như không phải con mình

▪ Bạn dường như đã từng hoặc thường xuyên có những suy nghĩ tự hại

Làm thế nào để đối mặt và vượt qua trầm cảm sau sinh

Để biết chính xác về tình trạng tâm lý của mình, bạn nên tìm đến bác sĩ hoặc nhà trị liệu tâm lý để làm các bài kiểm tra đánh giá, từ đó nhận được những lời khuyên và tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp

Ngoài trường hợp trầm cảm nặng cần sự can thiệp của thuốc thì có một số phương pháp trị liệu tự nhiên bạn có thể tham khảo

✅ Giao tiếp và sẻ chia nỗi buồn

Đừng giữ những cảm xúc tiêu cực cho riêng mình. Nếu bạn có một người mà bạn hoàn toàn tin tưởng, có thể là chồng, có thể là ba mẹ, cũng có thể bạn bè, hay thậm chí là người xa lạ, hãy chia sẻ cho họ những nỗi buồn của bạn. Rất có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và nhẹ lòng hơn

✅ Cắt giảm việc nhà

Có lẽ những công việc nhà cũng là một trong những nguyên do khiến bạn mệt mỏi và trầm cảm. Hãy bỏ qua những việc vụn vặt, chỉ tập trung năng lượng và công sức cho những việc chăm sóc bản thân và con cái. 

✅ Nghỉ ngơi và thư giãn

Đây là một điều rất quan trọng trong trị liệu trầm cảm sau sinh. Có thể với những áp lực bủa vậy, bạn rất khó để thả lỏng hay nghỉ ngơi, nhưng bạn có thể thử những cách mà bạn cảm thấy hứng thú, mới lạ hay chưa từng thử trước đây. Ví dụ như nhờ người thân trông con để ngủ một giấc thật ngon, tắm suối nước nóng, xông hơi, đọc sách, nghe nhạc, thiền hay massage.

✅ Tham vấn với nhà trị liệu

Nếu bế tắc trong việc tự thả lỏng bản thân, bạn cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ, chuyên gia, nhà trị liệu.

AiHealth rất vui lòng có thể hỗ trợ bạn ở đây, với gần 20 bác sĩ chuyên khoa, nhà trị liệu nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các mẹ sau sinh bị trầm cảm. Có lẽ bạn đang cần một người “soi đường” và đồng hành, hãy tải ứng dụng AiHealth và kết nối với bác sĩ ngay nhé

Nếu cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ hotline 1900 6487 hoặc fanpage AiHealth – Ứng dụng tìm bác sĩ