fbpx

Những điều bạn nên biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung

Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung là một việc quan trọng để chị em bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Đây là một phương pháp giúp phụ nữ tránh được một số loại virus HPV gây ung thư cổ tử cung và HPV gây mụn cóc sinh dục. Cụ thể như nào hãy cùng AiHealth phân tích trong bài viết sau.

Ung thư cổ tử cung là gì? 

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất ở phụ nữ tại Việt Nam nói riêng và toàn bộ thế giới nói chung. Theo báo cáo của Globocan vào năm 2018 tại Việt Nam, trung bình một năm có khoảng 4177 ca mắc và 2420 người tử vong do căn bệnh này, tính ra 1 ngày có khoảng 7 phụ nữ tử vong do căn bệnh.

Ung thư cổ tử cung xếp thứ 3 trong số các căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung xếp thứ 3 trong số các căn bệnh nguy hiểm ở nữ giới

Ung thư cổ tử cung có thể bị gây ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là do virus HPV lây lan qua đường tình dục. Theo thống kê trên thế giới, có tới 70% ca bệnh liên quan tới virus HPV 16 và 18. Chính vì vậy, cả 2 loại vacxin ngừa chủng virus HPV 16 và 18 đều đã được chấp thuận và đưa vào sử dụng. 

Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung là phương pháp chính điều trị cho căn bệnh này đối với những phụ nữ chưa quan hệ tình dục. Mặc dù vậy, ngay cả khi đã được chích ngừa cũng không thể chắc chắn được 100% không nhiễm bệnh, vì thế việc đi tầm soát ung thư hàng năm vẫn là một điều cần thiết.

Lợi ích của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung

Ngoài việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, việc chích ngừa cũng đem lại cho bạn khá nhiều lợi ích khác, đó là:

Lợi ích của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung

Lợi ích của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung

+ Từ việc chích ngừa, cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể chống lại virus HPV.

+ Chích ngừa ung thư cổ tử cung còn giúp bạn phòng tránh được các loại virus HPV gây mụn cóc sinh hoạt.

+ Có khả năng phòng ngừa một số các căn bệnh khác như: ung thư âm hộ, ung thư hậu môn,…

+ Chích ngừa có thể phòng tránh việc lây nhiễm virus HPV từ mẹ qua con

Vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung

Vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung, hay còn được gọi là vacxin HPV đã được chính thức sử dụng tại Việt Nam. Hiện nay, đang lưu hành 2 loại vacxin chính là Gardasil (phòng HPV 6, HPV 11, HPV 16, HPV 18) của Mỹ và Cervarix (phòng HPV 16 và HPV 18) của Bỉ. 

Vacxin Gardasil ngoài việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, còn có thể ngăn ung thư hậu môn, ung thư âm đạo và mụn cóc sinh dục. Tiêm vacxin Gardasil được chia ra làm 3 mũi với các thời gian như sau:

+ Mũi 1: Bắt đầu từ ngày đăng ký tiêm

+ Mũi 2: Sau khi tiêm mũi thứ nhất 2 tháng

+ Mũi 3: Sau khi tiêm mũi thứ nhất 6 tháng

Trong khi đó, vacxin Cervarix chỉ có tác dụng phòng chống được ung thư cổ tử cung. Lịch tiêm các mũi chích ngừa cũng được chia khoảng thời gian giống như vacxin Gardasil. Cụ thể 2 liều vacxin này các bạn có thể tham khảo trong ảnh dưới đây:

Chi tiết 2 loại vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung

Chi tiết 2 loại vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung

Trước khi quyết định tiêm loại vacxin nào, các bạn hãy nghe lời khuyên của bác sĩ để đạt được kết quả chính xác nhất. 

Tiêm vacxin chích ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Chi phí tiêm mỗi loại vacxin sẽ khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào các cơ sở y tế khác nhau cũng sẽ có những mức phí chênh lệch khác nhau.

Trung bình, chi phí cho mũi tiêm Gardasil dao động trong khoảng 1.400.000 vnđ đến 1.700.000 vnđ. Còn đối với vacxin Cervarix của Bỉ rơi vào khoảng 1.000.000 vnđ. 

Những lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Bên cạnh đó, có một vài chú ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung mà bạn nên lưu tâm.

Đối tượng nên và không nên chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Tiêm phòng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Chích ngừa ung thư cổ tử cung cũng vậy. Nếu bạn thuộc 1 trong những đối tượng mà AiHealth liệt kê dưới đây thì bạn hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí chích ngừa:

+ Các bé gái và phụ nữ nằm trong khoảng tuổi 9 đến 26, chưa từng quan hệ tình dục để phát huy hiệu quả vacxin một cách tốt nhất.

+ Đối với những phụ nữ quá 26 tuổi, đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vacxin, tuy nhiên, hiệu quả mũi tiêm chắc chắn không được cao bằng.

Đối tượng nên và không nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

Đối tượng nên và không nên chích ngừa ung thư cổ tử cung

Bên cạnh đó, cũng có một vài đối tượng chống chỉ định cho việc chích ngừa ung thư cổ tử cung:

+ Phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú, những phụ nữ có ý định mang thai trong vòng 6 tháng tới.

+ Phụ nữ đang mắc các căn bệnh mãn tính mức độ nặng.

+ Phụ nữ quá mẫn cảm hoặc bị dị ứng với một số thành phần của vacxin.

+ Nếu sau khi vừa tiêm mũi 1 thì có thai, bạn nên đợi đến khi sinh xong mới tiếp tục tiêm mũi thứ 2 và thứ 3 theo chỉ định bác sĩ.

Tác dụng phụ khi tiêm vacxin

Với bất kỳ một loại thuốc hay vacxin nào cũng có thể tạo ra tác dụng phụ nếu chưa tương thích được với cơ thể. Một số phản ứng phụ mà bạn có thể gặp sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung là:

+ Đau đầu, nôn ói

+ Sốt nhẹ, đau mỏi cơ

+ Ngất 

+ Sốc phản vệ

Tuy nhiên, đây là trường hợp bình thường có thể xảy ra ở một số người, các bạn không cần quá lo lắng. Khi tiêm xong, các bạn nên ở lại cơ sở y tế đó trong vòng 30 phút để theo dõi tình hình, nếu không có dấu hiệu gì bất ổn thì có thể về. 

Khi đi tiêm, bạn phải chú ý các mốc thời gian chính xác để có kết quả tốt nhất. Nếu có ý định mang thai, thì thời điểm hợp lý là sau 3 tháng tính từ ngày kết thúc mũi tiêm thứ 3. Vacxin chỉ có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung, không có khả năng chữa trị, chính vì vậy bạn vẫn nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.

Hy vọng những thông tin về chích ngừa ung thư cổ tử cung mà AiHealth cung cấp đã giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề này. Nếu bạn đang có ý định chích ngừa, hãy tìm và đặt lịch tại ứng dụng của chúng tôi. AiHealth là giải pháp cho quá trình tìm kiếm và lựa chọn cơ sở y tế uy tín cho bạn.xem thêm >> Tầm soát ung thư cổ tử cung

Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết: Tại Đây