fbpx

Chảy máu cam và những nguyên nhân chảy máu cam thường gặp

Chảy máu cam còn được nhiều gọi với cái tên khác là hiện tượng chảy máu mũi. Tình trạng thường xuất hiện khi phần niêm mạc mũi bị tổn thương từ bên trong hoặc chịu tác động của nhân tố bên ngoài. Qua bài viết, AiHealth sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân chảy máu cam phổ biến hiện nay.

Phân loại hiện tượng chảy máu mũi

Trên thực tế, chảy máu cam được phân chia thành hai loại gồm chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau.

Phân loại bệnh chảy máu cam

Phân loại bệnh chảy máu cam

Tình trạng chảy máu mũi trước

+ Gần 90% người bị chảy máu cam đều thuộc loại chảy máu mũi trước.

+ Máu được chảy từ vị trí vách ngăn của lỗ mũi, khu vực thường bao gồm nhiều mao mạch nhỏ và dễ bị phá vỡ nếu bị tác động của ngoại lực.

+ Trong điều kiện khí hậu hanh khô hoặc môi trường khô nóng cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu mũi trước (Sử dụng lò sưởi hoặc máy điều hòa trong thời gian khá dài).

+ Niêm mạc bị khô sẽ dẫn đến tình trạng vách ngăn lỗ mũi xuất hiện các vết nứt nẻ, thường chảy máu và có vảy.

+ Chỉ xảy ra ở một bên cánh mũi.

+ Chảy máu mũi trước thường chỉ chảy một lượng máu khá nhỏ và có thể ngừng chảy nếu sơ cứu đúng cách. Máu sẽ luôn có xu hướng chảy ra phía trước.

Tình trạng chảy máu mũi sau

+ Chỉ chiếm khoảng 10% trường hợp bị chảy máu mũi và thường tạo ra tình trạng nghiệm trọng hơn nhiều.

+ Thường gặp ở những người cao tuổi, người có tiền sử bệnh cao huyết áp hoặc bị chấn thương ở vùng mặt và mũi.

+ Thường xuất hiện ở cả hai bên của lỗ mũi, máu chảy ra phía trước (giống với chảy máu mũi trước). Tuy nhiên, nếu nằm ngửa về phía sau, máu có thể chảy vào trong và đi xuống cổ họng.

+ Máu chảy nhiều và kéo người bệnh rơi vào trạng thái nguy hiểm.

+ Cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và kiểm tra cẩn thận.

Những nguyên nhân chảy máu cam thường gặp

Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu cam

Nguyên nhân của hiện tượng chảy máu cam

Như chúng ta đều biết, chảy máu cam là tình trạng chỉ xuất hiện khi các mạch máu trong mũi bị vỡ hoặc chịu tác động của ngoại lực. Hiện tượng có thể gặp ở mọi độ tuổi khác nhau, phổ biến nhất vẫn là các bé từ 2 đến 10 tuổi.

Đa phần, mọi trường hợp chảy máu mũi đều không thể xác định được nguyên nhân cụ thể. Nếu như bạn gặp phải tình trạng chảy máu cam, nguyên do có thể thuộc một trong những trường hợp sau:

+ Mũi bị khô và khiến các mạch máu trong mũi dễ bị vỡ hơn bình thường do thời tiết khô nóng, khí hậu khô khan.

+ Thói quen ngoáy mũi, vô tình tạo nên tổn thương cho niêm mạc mũi.

+ Chà xát hoặc dây mũi quá mạnh, ngoại lực tác động lên mạch máu.

+ Sử dụng một vài thành phần quá liều như cocaine, aspirin,…

+ Cơ thể bị cảm lạnh.

+ Thường xuyên hắc xì liên tục và quá mạnh, làm tổn thương cho mũi.

+ Dị ứng, bị nhiễm trùng vùng mũi, xoang và họng.

+ Dị vật bị nhét vào mũi làm mũi bị thương như viên bi, hạt cườm,…

+ Tác động từ ngoại lực bên ngoài: đánh nhau, ẩu đả,…

+ Thở oxy thông qua ống thông mũi.

+ Sử dụng các loại thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi,…

+ Chấn thương vùng đầu, vỡ nền sọ hoặc gãy xương mũi.

+ Triệu chứng của bệnh rối loạn đông máu, chảy máu.

+ Tác động từ các khối u bệnh khiến bạn bị chảy mũi.

Nhìn chung, mũi là cơ quan dễ bị tổn thương trên cơ thể của con người. Vì vậy, bạn luôn phải cẩn thận và tránh những tác động ngoại lực tạo vết thương cho vùng mũi, khiến tạo nên tình trạng chảy máu mũi.

Trong trường hợp, bạn thường xuyên bị chảy máu cam và chảy nhiều không rõ nguyên nhân. Bạn nên đến khám tại những bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để kiểm tra nguyên nhân chính xác của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Điều trị tình trạng chảy máu cam

Dù nguyên nhân chảy máu cam của bạn thuộc dạng nào, bạn cũng cần nắm được một vài điểm sơ cứu quan trọng khi bị chảy máu mũi như sau:

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam

Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam

+ Đầu tiên, bạn ngồi với tư thế thẳng người.

+ Tiếp theo, Bạn điều chỉnh đầu hơi nghiêng về phía trước.

+ Cuối cùng, bạn sử dụng tay hơi bóp nhẹ mũi lại và thở đều từ từ bằng miệng trong khoảng 10 phút. Giữ nguyên tư thế đến khi máu ngừng chảy hoặc có dấu hiệu chảy chậm hơn.

Chảy máu cam luôn chịu nhiều tác động của những nguyên do khác nhau. Mong rằng những chia sẻ trên của dịch vụ bác sĩ riêng khám tại nhà đã giúp bạn biết được một vài nguyên nhân chảy máu cam thường gặp và tác hại của từng loại.