Xét nghiệm bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia ở đâu?
Được phát hiện vào khoảng đầu thế kỉ XX, bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia thực sự là thách thức đối với y học thời kì đó. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của y học ngày càng nhiều biện pháp hiện đại mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Cùng chúng tôi tìm hiểm những thông tin cần thiết về bệnh Thalassemia thông qua bài viết sau.
Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia là gì?
Tan máu bẩm sinh Thalassemia thuộc nhóm bệnh huyết sắc tố. Người mắc bệnh chủ yếu do di truyền hoặc không di truyền mang gen Thalassemia. Bệnh thường gây ra các tình trạng như thiếu máu, không có cơ chế đông máu tự nhiên trong cơ thể. Bệnh mang tính đặc thù do đó nếu không phát hiện sớm và chủ động trong mọi tình huống thì rất dễ đẩy người bệnh vào các tình huống nguy hiểm.
Bệnh tan máu thường được phân chia ra làm 4 mức độ khác nhau bao gồm nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Ở mức độ nhẹ người bệnh thường là thiếu máu hoàn toàn có thể khắc phục thông qua việc bổ sung dinh dưỡng và sắt. Ở mức độ trung bình và nặng, người bệnh bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu nặng hơn. Có những sự phát triển bất thường về thể chất như khung xương hay các bộ phận trong cơ thể khác như gan, thận…Ở mức độ rất nặng, đây cũng là mức độ nguy hiểm nhất đối với thai nhi. Thai nhi thường sẽ tử vong trước khi sinh.
Nguyên nhân gây bệnh tan máu Thalassemia
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia là nguyên nhân di truyền. Bệnh thường biểu hiện trên các nhiễm sắc thể trong cơ thể người. Theo như nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới WHO thì tỷ lệ mắc bệnh ở cả nam và nữ là như nhau. Thông qua khám sàng lọc và kiểm tra di truyền thì bệnh tan máu bẩm sinh có thể được phát hiện từ sớm.
Các phương pháp điều trị khi mắc bệnh tan máu
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực y học, ngày càng có nhiều phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao đối với bệnh tan máu. Một số biện pháp hiệu quả và thường xuyên được sử dụng là:
+ Truyền máu: Người mắc bệnh thường có biểu hiện thiếu máu nên có thể thông qua truyền máu vào cơ thể để khắc phục tình trạng bệnh. Tùy vào thể trạng cũng như tình trạng bệnh mà thời gian truyền máu định kỳ sẽ khác nhau.
+ Đào thải sắt: Đây là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh lượng máu ở mức bình thường trong cơ thể. Tương tự như truyền máu thì việc đào thải sắt thường được thực hiện suốt đời đối với những người mắc bệnh.
+ Ghép tế bào gốc: Đây là một trong những phương pháp hiện đại và mang lại hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, chi phí khá đắt đỏ nên không phải bệnh nhân nào cũng có đủ khả năng để thực hiện.
Chủ động phòng ngừa tan máu bẩm sinh Thalassemia
Tan máu bẩm sinh Thalassemia là một căn bệnh nguy hiểm, không chỉ gây ảnh hưởng đối với bệnh nhân mà còn tạo áp lực lên ngành y tế. Do đó, việc phát hiện sớm, chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sau đây là một số biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa cũng như phát hiện bệnh từ sớm để có thể xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả nhất:
+ Kiểm tra gen di truyền để phát hiện mầm mống bệnh từ sớm.
+ Khám sàng lọc và đăng ký tư vấn di truyền trước sinh.
+ Đối với bệnh nhân là người lớn cần thăm khám sức khỏe đều đặn.
+ Xây dựng một chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là đối với các bà mẹ đang trong thai kỳ.
+ Trong thời gian mang thai cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ không chỉ để phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia mà còn để bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của các loại bệnh nguy hiểm khác.
Hy vọng với những thông tin mà AiHealth đề cập đã mang đến cho người đọc những thông tin tổng quan về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia. Chủ động, lành mạnh trong dinh dưỡng và luyện tập hàng ngày sẽ giúp mẹ và bé tránh được các căn bệnh nguy hiểm. Liên hệ hotline 1900 6487 để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết cũng như nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên môn.
Để đặt hẹn, tư vấn gói xét nghiệm Thalassemia, Quý khách hàng vui lòng truy cập ứng dụng AiHealth và làm theo hướng dẫn.
Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết: Tại Đây