fbpx

Phụ nữ có thai đau vùng chậu có nguy hiểm không?

Đau hay cảm thấy khó chịu vùng chậu là triệu chứng thường xảy ra trong suốt thai kỳ gây lo lắng cho các mẹ tương lai. Nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ những dao động rất nhẹ nhàng đến những cơn đau có thể gây suy nhược. Mỗi mẹ bầu đều sẽ trải qua vài cơn đau như vậy trong suốt thai kỳ và vài cơn đau có thể mang tính cảnh báo tình trạng nguy hiểm thực sự. Vậy nguyên nhân gây đau vùng chậu là gì?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên

SẨY THAI

Trong 8 đến 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn thường có những cơn đau nhẹ cảm giác như bị co thắt hoặc chuột rút. Nếu cơn đau ngày càng tăng và kéo dài hơn thì bạn cần phải đi khám kiểm tra. “Giai đoạn đầu của thai kỳ, đau là dấu hiệu của sẩy thai”. Không may sẩy thai lại khá phổ biến, có đến 25% phụ nữ (Anh) bị sẩy thai. Hai dấu hiệu chính của sẩy thai là chảy máu và đau vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu.

“Nếu bạn bị đau trong tam cá nguyệt đầu tiên thì việc quan trọng là bạn phải loại trừ được có phải đau do thai ngoài tử cung không.” – Pandelis Athanasias – Bác sĩ sản phụ khoa (London).

THAI NGOÀI TỬ CUNG

Tỷ lệ mắc thai ngoài tử cung là khoảng 1% và triệu chứng bao gồm cả đau một bên bụng hoặc đau vùng chậu. Siêu âm có thể cho bạn biết chính xác được vị trí của thai để loại trừ được thai ngoài tử cung.

VỠ HOÀNG THỂ

Vỡ hoàng thể cũng là nguyên nhân gây đau bụng dưới (hoàng thể là một túi nhỏ có chức năng giải phóng progesterone cho đến khi nhau thai hình thành sẽ tự tiêu biến).

Đau vùng chậu có thể không phải vì bạn đang có thai mà đau từ trong ổ bụng do các bệnh lý như viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận hoặc do táo bón.

Đau bụng trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba

Bước vào tam cá nguyệt thứ hai bạn sẽ bắt đầu thấy đau một hoặc cả hai bên bụng. Khi tử cung lớn dần lên, các dây chằng tròn giãn ra và dày lên ôm sát giúp nâng đỡ tốt hơn. Những cơn đau dây chằng này thường xuất hiện nhiều vào tam cá nguyệt thứ hai và sẽ giảm dần vào tam cá nguyệt thứ ba.

Vào tam cá nguyệt thứ ba, đau vùng chậu thường do đau thần kinh chậu gây ra và gặp ở khoảng 20% các mẹ bầu.

Theo bác sĩ Karen Morton (Anh) khi bạn có thai, những cơn đau này có thể khiến bạn không thể lại được, phải sử dụng nạng hoặc thậm chí là ngồi xe lăn. Tuy nhiên khi phụ nữ có thai ít vận động tuần hoàn của họ giảm đi và có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Lúc này bệnh nhân cần sử dụng thêm vớ chống giãn tĩnh mạch hoặc tiêm thuốc làm loãn máu.

Vậy cơn đau vùng chậu như thế nào là nguy hiểm?

Đau vùng chậu kèm chảy máu ở bất kỳ giai đoạn nào thì đều nguy hiểm và cần được khám kiểm tra. Ngoài ra đau bụng đi kèm dịch tiết âm đạo bất thường hoặc sốt là những triệu chứng cần được kiểm tra y tế. Có thể đau bụng vùng chậu kèm sốt là do tình trạng nhiễm trùng tiết niệu hoặc viêm tại thận nhưng tất cả đều nên được gặp bác sĩ để kiểm tra.

Những cơn đau có thể liên quan đến giảm cử động thai. Cử động thai có thể được kiểm tra nhờ các nghiệm pháo đơn giản như uống nước lạnh hoặc uống nước nóng, tuy nhiên các kiểm tra này nên được thực hiện ở khoa sản của bệnh viện.

Đau bụng kèm cứng bụng (bụng cứng như gỗ) có thể là biểu hiện của nhau bong non là một tình trạng cấp tính vô cùng nguy hiểm cần báo bác sĩ ngay.

Nếu thai của bạn dưới 37 tuần tuổi, đau bụng diễn tiến càng ngày càng tăng, các cơn đau với tần suất dày hơn là một dấu hiệu của chuyển dạ sớm và bạn nên đi kiểm tra ngay.

Một số cách giảm đau đơn giản bạn có thể tự thực hiện

  • Sử dụng thuốc giảm đau như paracatemol, đây là loại thuốc an toàn với phụ nữ có thai.
  • Chườm ấm. Chườm ấm giúp giản cơ và giảm cảm giác tress, tiêu cực.
  • Uống nhiều nước và điện giải. Mất nước sẽ làm nặng lên các cơn đau do cơn gò tử cung lành tính (Braxton Hicks), táo bón, khiến tình trạng nhiễm trùng đường niệu nặng hơn vì nước tiểu đặc hơn sẽ kích thích bàng quang nhiều hơn.
  • Mang đai đỡ bụng bầu giúp giảm các cơn đau do giãn dây chằng và giúp giảm sức nặng đè lên xương chậu.
  • Không mang giày cao gót. Giày cao gót sẽ làm tăng thêm áp lực lên khung chậu.

Nguồn tham khảo: patient.info