fbpx
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Tổng quan về vắc xin Covid-19 Pfizer và độ an toàn của sản phẩm

Tổng quan về vắc xin Covid-19 Pfizer và độ an toàn của sản phẩm

Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp nên vắc xin chính là một liều thuốc quý giá để góp phần ngăn chặn tối đa bệnh lây lan. Hiện nay nhiều công ty đã tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin và cho thấy những hiệu quả đáng tích cực. Trong số đó phải kể đến vắc xin Covid-19 Pfizer là một chủng thuốc phát huy được tác dụng bảo vệ mọi người khá tốt. Bạn đã biết gì về loại vắc xin này rồi? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc vắc xin Covid-19 Pfizer

Vào ngày 9/4/2020, khoảng thời gian đầu tiên mà dịch Covid-19 bùng nổ nhiều thì Tập đoàn Pfizer – gã khổng lồ trong ngành dược Phẩm Mỹ tọa lạc tại New York đã kết hợp với một công ty nhỏ ở Mainz – Đức có tên BioNTech đã bắt tay nhau để phát triển vắc xin chất lượng cao có tác dụng ngăn ngừa Covid-19. Chỉ trong vòng vỏn vẹn 07 tháng thì Pfizer đã công bố loại vắc xin này mang đến hiệu quả đạt hơn 90% trong thử nghiệm.

Đến nay vắc xin Covid-19 Pfizer đã và đang chiếm lĩnh nhiều trong các chiến dịch tiêm chủng của các nước nằm trong Liên minh Châu Âu EU và đồng thời là một mũi nhọn của nước Mỹ và Anh. So với các loại vắc xin ngừa Covid-19 khác thì sản phẩm này mang đến nhiều đặc điểm nổi bật hơn do dễ sản xuất hàng loạt, cung ứng nhanh chóng và ít nhận được đánh giá không tốt từ dư luận.

Vắc xin Covid-19 Pfizer

Vắc xin Covid-19 Pfizer

Vắc xin Pfizer Covid-19 có chứa các thành phần chính bao gồm: mRNA, lipids ((4-hydroxybutyl)azanediyl)bis(hexane-6,1-diyl)bis(2-hexyldecanoate), 2[(polyethylene glycol)-2000]-N,N-ditetradecylacetamide, 1,2-Distearoyl-sn-glycero-3-phosphocholine, và cholesterol), monobasic potassium phosphate, potassium chloride, dibasic sodium phosphate dihydrate, sodium chloride,, và sucrose.

Ưu điểm khi sử dụng vắc xin Covid-19 Pfizer

Trong các cuộc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng diễn ra thì vắc xin Covid-19 Pfizer đã chứng minh được hiệu quả ngăn ngừa Covid-19 sau khoảng 2 liều tiêm, mỗi liều cách nhau 3 tuần. Còn thời hạn bảo vệ chống lại bệnh là bao lâu thì chưa xác định được. Điều này có nghĩa là người đã được tiêm chủng vẫn rất có thể bị lây nhiễm virus SARS – CoV – 2 ngay cả khi không có bất cứ dấu hiệu hoặc thậm chí chỉ có dấu hiệu nhẹ thì họ vẫn có nguy cơ lây lan sang người khác.

Đây cũng là lý do tại sao mà mỗi người cần có ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa cho bản thân và gia đình như:

  • Duy trì khoảng cách tối thiểu giữa người với người
  • Rửa tay sát khuẩn thường xuyên mọi lúc mọi nơi
  • Đeo khẩu trang khi đi ra khỏi nhà
  • Xét nghiệm Covid-19 thường xuyên tại bệnh viện hoặc đăng ký xét nghiệm trên ứng dụng AiHealth và thực hiện yêu cầu cách ly theo quy định

Tải và cài đặt ứng dụng AiHealth: Tại Đây

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19

Tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 Pfizer

Bất cứ một loại thuốc hay vắc xin nào cũng sẽ gây ra tác dụng phụ và rủi ro nhất định và vắc xin Covid-19 Pfizer cũng không ngoại lệ. Ít thấy sản phẩm gây ra tác dụng phụ hay phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Thông thường nó chỉ gây dị ứng ngay từ một vài phút đến vài giờ sau tiêm. Chính vì lý do này mà bác sĩ thực hiện tiêm chủng sẽ yêu cầu người tiêm ở lại để theo dõi phản ứng. Điển hình thường gặp là:

  • Khó thở, tim đập nhanh
  • Chóng mặt, suy nhược cơ thể
  • Cổ họng sưng, mặt sưng
  • Gây ra phát ban nặng toàn cơ thể

Bên cạnh đó nhà sản xuất cũng công bố một số tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 Pfizer bao gồm:

  • Dị ứng không nghiêm trọng: Ngứa, phát ban, sưng mặt, nổi mề đay
  • Đau khu vực tiêm, vết tiêm sưng tấy, đỏ
  • Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ bắp
  • Sưng hạch bạch huyết, đau cánh tay
  • Nôn mửa, tiêu chảy, ớn lạnh,…

Sản phẩm được khuyến nghị sử dụng cho mọi người, bắt đầu từ 12 tuổi trở lên. Đáng chú ý đối tượng không nên tiêm vắc xin Covid-19 Pfizer bao gồm: Người có hệ miễn dịch bị suy yếu, suy giảm, có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm mũi một.

Đau khu vực cánh tay khi tiêm vắc xin

Đau khu vực cánh tay khi tiêm vắc xin

Lời khuyên hữu ích để hạn chế tác dụng phụ của vắc xin

Người bệnh có thể trao đổi cùng với bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thêm một số loại thuốc không kê toa khác như Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen hay thuốc kháng histamine để giảm ngay triệu chứng đau, khó chịu nào mỗi khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên nếu sức khỏe bình thường thì bạn không cần dùng đến những loại thuốc trên.

  • Để giảm đau, khó chịu tại vị trí tiêm: Bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, ẩm và mát để chườm lên khu vực đó. Hoặc tập một số bài dành riêng cho cánh tay.
  • Để giảm đi cảm giác khó chịu vì sốt: Bạn hãy bổ sung cho cơ thể nhiều nước và mắc những trang phục nhẹ nhàng.

Còn trong trường hợp bạn đã tiêm qua mũi một và vừa tiêm xong mũi hai thì có thể còn xuất hiện nhiều tác dụng phụ khác hơn là mũi thứ nhất. Tuy nhiên nó là điều bình thường chứng minh cơ thể đang tạo một hàng rào bảo vệ, chỉ một vài ngày sau là sẽ biến mất luôn.

Một số dấu hiệu sau bạn cần gọi cho bác sĩ, những nhà cung cấp sức khỏe ngay để được tư vấn và khắc phục kịp thời. Hoặc tải ứng dụng AiHealth để đăng ký khám bác sĩ riêng tại nhà chỉ với một vài thao tác đơn giản.

  • Tình trạng mẩn đỏ, đau tại khu vực tiêm bị nặng hơn sau 24h kể từ khi tiêm chủng
  • Các tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy tình hình sức khỏe của mình đáng lo ngại, một vài ngày sau cũng không giảm đi.

Các biện pháp hạn chế tác dụng phụ của vắc xin Pfizer

Các biện pháp hạn chế tác dụng phụ của vắc xin Pfizer

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vắc xin Covid-19 Pfizer mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng thắc mắc đang tìm kiếm để từ đó lựa chọn cho mình loại vắc xin ngừa Covid-19 an toàn, hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!

Lưu ý : Hiện tại Vắc xin Covid-19 chưa được tiêm rộng rãi , mọi người chờ đợi khi nào có tin chính thức Aihealth công bố chính xác nha