fbpx

3 đối tượng dễ gặp phải chứng mất ngủ khó ngủ

Bạn có thuộc những đối tượng dễ gặp phải chứng mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ hay không? Tham khảo ngay để phòng ngừa cùng AiHealth nhé

Nguyên nhân gây nên mất ngủ

Có lẽ ai cũng đã từng trải qua cảm giác mất ngủ trong đời. Nhưng nếu bạn chỉ mất ngủ 1 đêm, 2 đêm hay chỉ thỉnh thoảng mới gặp thì điều này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của bạn.

Nhưng nếu bạn mất ngủ kéo dài, trằn trọc hàng đêm trong suốt nhiều tuần liền, hay thậm chí là nhiều năm thì đây là lúc bạn nên lo lắng về sức khỏe của mình.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ kéo dài, trong đó có 2 nhóm nguyên nhân chính là vấn đề tâm lý và các triệu chứng của bệnh lý.

🔸 Một số bệnh lý như bệnh tim mạch, trào ngược dạ dày, bệnh xương khớp,… có thể gây nên chứng mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng đêm của bạn. Lúc này bạn nên tìm đến bác sĩ để được khám và tư vấn chính xác.

🔸 Vấn đề tâm lý gây nên chứng mất ngủ đang ngày càng phổ biến. Hiện nay có khoảng 15% dân số Việt Nam gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần như rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm… Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn.

🔸 Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác có thể gây ra chứng mất ngủ như thay đổi múi giờ, lịch sinh hoạt không điều độ, sử dụng chất kích thích…

Ai dễ gặp phải chứng mất ngủ khó ngủ?

Đối tượng dễ gặp chứng mất ngủ

Nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau, bạn sẽ rất dễ bị mất ngủ, cần thận trọng và có những biện pháp phòng ngừa để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

👤 Người cao tuổi: Là những người từ 60 tuổi trở lên, sự lão hóa và cơ thể thay đổi dẫn đến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Đây là một điều khá phổ biến nhưng vẫn cần theo dõi để tránh các nguy cơ về bệnh lý.

👤 Người đang mắc các bệnh lý: Nếu bạn đang bị bệnh tim, tiểu đường, xương khớp, trào ngược dạ dày… thì rất có thể bạn sẽ bị mất ngủ. Đây là “tác dụng phụ” không mong muốn khi bị bệnh, hoặc do dùng thuốc. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp hơn

👤 Phụ nữ thường dễ gặp chứng mất ngủ hơn nam giới do nhiều vấn đề đặc trưng như mang thai, rối loạn nội tiết tố, kì kinh nguyệt

👤 Người đang gặp vấn đề tâm lý: Như đã nói ở phần trước, vấn đề tâm lý là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ. Những người bị áp lực, lo âu, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều sẽ dẫn đến khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ.

👤 Người có lịch sinh hoạt thất thường: Nếu bạn hay phải làm ca đêm hoặc thường xuyên đi công tác đến những nơi lệch múi giờ thì cũng rất dễ bị mất ngủ. Khi đó, bạn cần thêm một thời gian để cơ thể làm quen với khung giờ mới

Làm thế nào để phòng ngừa chứng mất ngủ

Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn trước các khả năng bị mất ngủ để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần. Bởi khi đã bị mất ngủ thường kéo theo rất nhiều ảnh hưởng và khó điều chỉnh lại được trong một thời gian ngắn.

Một số cách mà bác sĩ đề xuất bạn để phòng tránh bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng ngay từ hôm nay để cải thiện, nâng cao và duy trì chất lượng giấc ngủ hàng ngày.

✅ Duy trì thói quen ngủ điều độ: Tập đi ngủ vào khung giờ cố định để có thể ngủ đủ giấc trước khi thức dậy.

✅ Vệ sinh giấc ngủ: Tạo một không gian lý tưởng cho giấc ngủ với nhiệt độ vừa phải, ánh sáng tối, yên tĩnh, tránh xa các vật dụng điện tử giải trí

✅ Tránh ăn quá no và uống chất kích thích như trà, cafe, rượu bia trước khi đi ngủ

✅ Đọc kĩ tác dụng phụ của các loại thuốc trước khi uống, có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ

✅ Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần, tránh để tâm lý mệt mỏi, lo lắng kéo dài. Bạn có thể thử một số cách thư giãn thả lỏng hoặc tìm đến Nhà trị liệu tâm lý nếu không thể tự chữa lành.

Tham khảo dịch vụ tham vấn tâm lý cùng Nhà trị liệu của AiHealth tại đây

Liên hệ AiHealth để được tư vấn hỗ trợ
Hotline: 1900 6487
Fanpage: AiHealth – Ứng dụng tìm bác sĩ