fbpx

3 nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ dù là nhất thời hay kéo dài, bạn hãy xem ngay để có phương pháp điều trị và phòng ngừa đúng cách

Mất ngủ có tác hại như thế nào?

Mất ngủ có lẽ không phải là một chứng bệnh xa lạ với nhiều người. Nếu chúng ta thường biết đến người cao tuổi hầu hết đều khó ngủ, ngủ ít thì hiện nay số lượng người trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ ngày càng gia tăng.

Việc mất ngủ, khó ngủ, ngủ không tròn giấc có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần:

Đau đầu:

Đây là biểu hiện mà hầu hết những người bị mất ngủ đều sẽ gặp phải. Khi chúng ta mất ngủ, cơ thể sẽ không thể hoạt để cung cấp đủ máu cho tế bào thần kinh, gây ra sự căng thẳng, đau nhức đầu ở các mức độ khác nhau.

Chán ăn:

Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo khiến người bệnh dễ bị mệt mỏi, mất đi hứng thú với việc ăn uống.

Suy giảm trí nhớ, mất tập trung:

Tình trạng này hay gặp ở học sinh và dân văn phòng. Việc mất ngủ kéo dài dẫn đến đầu óc thiếu tỉnh táo trong ngày, khó tập trung và ghi nhớ, giảm hiệu suất học tập hay làm việc.

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Vấn đề về tâm lý:

Bên cạnh nguyên do bệnh lý thì đây là điều thường dẫn đến những cơn đau đầu người người trẻ tuổi hay trung niên nhất. Hiện nay, áp lực công việc thường khá lớn, sức cạnh tranh cao và nền kinh tế suy thoái sau đại dịch Covid khiến nhiều người đau đầu mỗi ngày.

nguyên nhân dẫn đến mất ngủ

Bệnh lý:

Một số bệnh như tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản, tăng huyết áp,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Đây được coi như là một triệu chứng của bệnh và cũng khó để chữa khỏi nếu chưa hết bệnh lý.

Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ như thuốc huyết áp, chống trầm cảm… Tùy từng loại thuốc mà tác dụng phụ sẽ biểu hiện khác nhau và có thời gian kéo dài không giống nhau.
Một số nguyên nhân khác có thể gây nên mất ngủ như lệch múi giờ, ăn uống và sinh hoạt không điều độ, sử dụng các chất kích thích như trà, cafe, rượu bia hay do ô nhiễm tiếng ồn nơi sinh hoạt.

Phòng ngừa chứng mất ngủ

Phòng hơn chữa, các chuyên gia y tế đã đề xuất một số phương pháp để phòng ngừa việc mất ngủ một cách chủ động.

Xây dựng thói quen ngủ khoa học:

Việc tạo thói quen và môi trường ngủ tốt sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Hãy tập thói quen đi ngủ đúng khung giờ cố định, kể cả ngày cuối tuần. Ưu tiên ngủ trước 23h và ngủ đủ từ 7-8 tiếng. Hạn chế ngủ trưa quá nhiều cũng là cách để giấc ngủ ban đêm trọn vẹn hơn

Vận động thường xuyên

Việc này sẽ giúp bạn giải tỏa năng lượng, nâng cao thể chất và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên nên lưu ý không vận động thể thao trong khoảng 4 tiếng trước khi ngủ để tránh tình trạng đau cơ hoặc tăng hormone hưng phấn.

Tạo không gian ngủ lý tưởng:

Một không gian ngủ chuẩn khoa học sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, hay còn gọi là vệ sinh giấc ngủ. Những việc cần chuẩn bị là một không gian phòng ngủ yên tĩnh, nhiệt độ vừa phải, hạn chế ánh sáng.

Luôn giữ tâm trạng tích cực:

Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ phần nhiều cũng đến từ những rối loạn lo âu, căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Vì vậy chỉ cần bạn chăm lo đến sức khỏe tinh thần của mình hơn thì có thể phòng ngừa và hạn chế được nhiều khả năng gặp chứng mất ngủ

Hạn chế sử dụng chất kích thích
Không ăn quá no trước khi đi ngủ
Nên tham khảo trước các tác dụng phụ của các loại thuốc mà bạn cần sử dụng

Nếu bạn cần tìm bác sĩ riêng – nhà trị liệu tâm lý tư vấn trực tuyến về tình trạng mất ngủ, hãy liên hệ với AiHealth:
Tải ứng dụng để kết nối với bác sĩ: Link tải app
Tham khảo dịch vụ tư vấn tâm lý: https://aihealth.vn/tham-van-tam-ly
Hotline 1900 6487
Fanpage: AiHealth – Ứng dụng tìm bác sĩ