Ung thư thể hiện qua các triệu chứng nào?
Việc quan trọng nhất mỗi chúng ta phải là là HIỂU được cơ thể của mình, nắm bắt từng thay đổi nhỏ nhất như một khối u vừa xuất hiện, thói quen đi tiêu thay đổi hoặc bị đầy bụng suốt nhiều tuần. Đừng ngó lơ những triệu chứng nhỏ này và mong nó tự biến mất bởi vì một khi ung thư đã “ghé thăm” thì nó không tự “biến mất” đâu. Chẩn đoán ung thư từ giai đoạn sớm giúp gia tăng kết quả điều trị, điều trị nhẹ nhàng hơn và cơ hội sống của bạn cao hơn.
”Với một danh sách dài những dấu hiệu và triệu chứng rất khó nhớ được cái gì có thể và không thể là ung thư. Vì vậy chúng tôi mong mỗi người tự hiểu cơ thể mình và biết như thế nào là bình thường với họ. Nếu có bất kì thay đổi đáng chú ý hoặc có gì đó không ổn – bất kỳ điều gì – báo ngay cho bác sĩ riêng của bạn. Nó có thể chẳng phải là ung thư, nhưng lỡ nó là ung thư thì phát hiện sớm giúp tắng tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị, mang lại cho bạn cơ hội đánh bại căn bệnh này” – Clare Hyde thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Anh Quốc.
Sau đây là 08 dấu hiệu quan trọng mà bạn thường bỏ qua:
Tiêu phân có máu
Mọi người rất ngại khi nói về các triệu chứng tiêu hoá, đặc biệt là về vấn đề đại tiện, chính việc này đã làm bạn bỏ qua dấu hiệu sớm của ung thư ruột.
Khi bạn có các dấu hiệu như thói quen đại tiện thay đổi hoặc tiêu phân máu trên ba tuần, ngoài ra các dấu hiệu như tiêu phân lỏng hơn hoặc đại tiền quá thường xuyên cũng là dấu hiệu quan trọng báo hiệu bạn phải đi gặp bác sĩ.
Nếu bạn bị một khối u ở ruột (Ung thư ruột là loại ung thư phổ biến thứ hai gây chết người tại Anh), việc ngó lơ không khiến nó biến mất đâu vậy nên hãy nói với bác sĩ của mình để được chẩn đoán sớm gia tăng cơ hội điều trị thành công cho bản thân.
Đầy hơi
Đầy hơi là một riệu chứng khó chịu thường gặp nhưng cũng thường tự biến mất. Chúng ta đang nói đến đầy hơi dai dẳng—chứ không phải đầy hơi sau khi ăn quá nhiều và kéo dài chỉ khoảng một hoặc hai giờ. Nếu bạn bị đầy hơi đến 12 tiếng hoặc kéo dài cả tháng thì bạn cần gặp bác sĩ rồi. Đầy hơi kéo dài có thể không có gì nguy hiểm nhưng có thể là một dấu hiệu của ung thư buồng trứng, hoặc đơn giản chỉ là hội chứng ruột kích thích hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng đừng tự chẩn đoán tại nhà.
“Triệu chứng của ung thư buồng trứng bao gồm cả đầy hơi kéo dài, lúc nào bạn cũng cảm thấy đầy bụng, đau vùng bụng dưới, và đi tiểu nhiều hơn. Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào tương tự và thấy điều đó là không bình thường với bản thân mình thì bạn cần gặp bác sĩ ngay.”– Annwen Jones – Giám đốc điều hành Hội ung thứ buồng trứng (Anh).
Ho và cảm giác khó thở
Mỗi tuần tôi đều gặp bệnh nhân lo rằng triệu chứng ho kéo dài của họ là do ung thư phổi. Thực tế không phải lúc nào cũng vậy, nhưng nếu ho không thuyên giảm, ho có máu hoặc ho kèm khó thở thì bạn phải đi gặp bác sĩ đó.
The National Institute for Health and Care Excellence (NICE) khuyên bạn nên đi chụp X – quang nếu bạn đã ngoài 40 tuổi và có trên hai triệu chứng sau mà không rõ nguyên nhân:
- Ho
- Mệt mỏi
- Thở dốc (hơi thở ngắn)
- Đau ngực
- Sụt kí
- Chán ăn
Nếu bạn hút thuốc lá (cả chủ động và thụ động) trên 40 năm và chỉ cần có một trong những triệu chứng trên thì bạn cũng nên chụp phim X-Quang phổi.
Khối u và sưng bất thường
Bạn lo lắng vì phát hiện một khối bất thường trong ngực của mình, tuy nhiên không phải lúc nào cũng là ung thư vú đâu, còn rất nhiều nguyên nhân cho việc xuất hiện một khối bất thường trong ngực, tuy nhiên bạn phải đi khám kiểm tra nó.
“Không có cách kiểm tra ngực nào là đúng hay sai cả, bạn chỉ cần nhìn và cảm nhận thường xuyên để phát hiện những thay đổi nhỏ nhất của ngực mình. Ung thư vú càng được chẩn đoán sớm thì càng tăng hiệu quả điều trị”– Samia al Qadhi Giám đốc điều hành Hội ung thư vú (Anh)
“Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thứ vú thì không đơn giản chỉ là một khối u. Một số bất thường khác như là đầu vú bị thụt vào, tiết dịch bất thường hoặc sự thay đổi cấu trúc da vùng ngực. Mặc dù phần lớn các triệu chứng không có nghĩa là ung thư, nhưng nếu phát hiện dấu hiệu bất bình thường nào bạn cần báo với bác sĩ của mình.”
Tương tự thì nam giới cũng cần kiểm tra tinh hoàn thường xuyên. Nếu bạn phát hiện sự thay đổi về kích thước hoặc trọng lượng của tinh hoàn, hoặc vết sưng tấy bất thường thì bạn cũng cần gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra ngực và tinh hoàn hoặc thực hiện các xét nghiệm để biết được tình trạng của bạn có bình thường hay không. Đừng ngại, hãy đi khám ngay khi phát hiện bất thường vì sự an toàn của bạn.
Xuất huyết âm đạo khi đã mãn kinh
Chảy máu ở đâu cũng đáng sợ hết và chảy máu âm đạo khi bạn đã mãn kinh thì càng cần đặc biệt chú ý. Thực tế, vẫn có những lúc điều này là bình thường nhưng bạn vẫn cần đi khám để kiểm tra, đừng xem thường nó.
Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh (PMB) là khi bạn bị chảy máu dù đã mãn kinh trên 12 tháng (tính từ kỳ kinh cuối cùng) và thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi. Nếu bạn đang điều trị liệu pháp hormone thay thế (HRT) bạn có thể vẫn có kinh nguyệt đều đặng, nhưng bạn phải đi khám khi có dấu hiệu hành kinh hơn 4 tuần sau khi đã dừng HRT.
Khi đi khám bạn sẽ được sàng lọc loại trừ ung thư nội mạc tử cung, cũng như ung thư cổ tử cung. Có đến 90% những người bị chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh có kết quả xét nghiệm bình thường. Vài phụ nữ có những polyp nhỏ, không phải ung thư, phát triển từ nội mạc tử cung. Một vài phụ nữ khác bị chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh do viêm niêm mạc tử cung vì niêm mạc bị khô sau khi mãn kinh.
Ợ chua kéo dài
Phần đa mọi người đều đã từng bị ợ chua, đầy hơi hoặc cảm thấy buồn nôn, chua họng và họ nghỉ đơn giản do bị viêm thực quản. Tương tự, khi cảm thấy nóng rát dạ dày, có thể kèm theo đầy hơi, buồn nôn phần lớn nghỉ là do viêm dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này đi kèm với nôn sau ăn, khó nuốt, sụt kí, đau tức ngực khi nuốt hoặc chán ăn thì bạn cần đi khám loại trừ một số nguyên nhân nguy hiểm hơn như ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày.
Ung thư thực quản là loại ung thư phổ biến thứ 08 trên thế giới và đa phần đều gặp ở bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Ung thư dạ dày thì ít phổ biến hơn tuy nhiên số người mắc đang ngày một tăng. Chẩn đoán từ giai đoạn sớm và điều trị kịp thời giúp người bệnh có khả năng kéo dài cơ hội sống.
Thay đổi ở nốt ruồi
Nếu bạn thấy nốt ruồi của mình có những khác biệt về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc hay thấy các vùng da tối màu ngày càng gia tăng, bạn cần gặp bác sĩ để đảm bảo mình không bị ung thư da.
Sụt kí không rõ nguyên nhân
Phần lớn các trường hợp ung thư thì sụt cân thường xuất hiện sau các triệu chứng khác. Tuy nhiên nhiều loại ung thư thì sụt cân không chủ ý lại là triệu chứng đầu tiên.
Ngoài ra sụt cân còn có thể gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp hai, cường giáp, trầm cảm.
Nguồn tham khảo: patient.info