fbpx

Tầm soát Ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ nhưng hoàn toàn có thể tầm soát từ giai đoạn sớm. Cùng tìm hiểu những ai cần tầm soát ung thư vú và các phương pháp tầm soát đang được áp dung.

Tầm soát ung thư vú là gì?

Tầm soát ung thư vú là thực hiện các kiểm tra nhằm phát hiện sớm ung thư vú trước khi xuất hiện dấu hiệu hay triệu chứng bệnh. 

Tầm soát ung thứ vú là phương pháp đơn giản không xâm lấn nhưng mang lại lợi ích lâu dài

Ai thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao cần tầm soát ung thư vú?

Tiền sử bản thân mắc ung thư buồng trứng, ung thư phúc mạc hoặc ung thư vú

Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú, buồng trứng hoặc phúc mạc;

Những người có xạ trị vào vùng ngực trước đây;

Có kinh nguyệt sớm (trước năm 12 tuổi), mãn kinh muộn (sau 55 tuổi);

Thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc dùng Estrogen thay thế;

Không có con hoặc sinh con đầu lòng sau 30 tuổi;

Có chế độ ăn uống nhiều mỡ động vật, có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia,…

Phụ nữ trong nhóm nguy cơ cao cần tầm soát ung thứ vú 1-2 lần/năm

Tầm soát ung thư vú bao lâu một lần?

Tầm soát ung thư vú bao lâu 1 lần? Phụ nữ trên 20 tuổi là nhóm đối tượng cần bắt đầu tầm soát ung thư vú. Trong đó tuỳ độ tuổi và các yếu tố nguy cơ mà tần suất tầm soát và phương pháp tầm soát được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho từng cá nhân.

Phụ nữ từ 20-30 tuổi và không có yếu tố nguy cơ: Tầm soát ung thư vú bằng cách tự khám, khám chuyên khoa mỗi 3 năm/lần.

Phụ nữ 40 tuổi trở lên và không có yếu tố nguy cơ: Tầm soát ung thư vú mỗi năm bằng cách siêu âm tuyết vú hoặc chụp nhũ ảnh (mammography).

Phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú nên siêu âm, chụp X-quang tuyến vũ và chụp cộng hưởng từ mỗi năm/1 lần ở tất cả độ tuổi

Dấu hiệu tầm soát ung thư vú:

+ Xuất hiện cục u không đâu ở vú

+ Khi có dấu hiệu chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở núm vú

+ Vùng da trên vú nhăn nheo

+ Núm vú bị tụt vào bên trong

Khi có những dấu hiệu trên bạn nên thực hiện tầm soát ung thư vú tại nhà và đến cơ sở y tế để khám nhé.

Các phương pháp quy trình tầm soát ung thư vú

Chụp nhũ ảnh (Mamography)

Nhũ ảnh là phương pháp tốt nhất để phát hiện ung thư vú sớm

Là dùng tia X để chụp hình tuyến vú. Nhũ ảnh là phương pháp tốt nhất để phát hiện ung thư vú sớm, trước khi khối u đủ to để có thể cảm nhận hoặc gây ra triệu chứng. Việc chụp nhũ ảnh thường quy giúp làm tăng tỷ lệ phát hiện ung thư vú sớm và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú đáng kể. Hiện nay, nhũ ảnh vẫn là cách tốt nhất để tầm soát ung thư vú cho hầu hết phụ nữ.

Siêu âm vú 

Là phương pháp sử dụng sóng âm năng lượng cao giúp các bác sĩ kiểm tra được các mô và cơ quan trong cơ thể. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định các bất thường trong vú, giúp phát hiện những trường hợp ung thư vú giai đoạn sớm.Khi sử dụng phối hợp với chụp X-quang tuyến vú, siêu âm làm tăng độ nhạy của việc sàng lọc.

Chụp MRI (cộng hưởng từ):

Là phương pháp này giúp bác sĩ theo dõi một loạt các hình ảnh ở cả hai tuyến vú.

Tầm soát ung thư vú qua xét nghiệm máu

Tầm soát ung thư vú bằng xét nghiệm máu nhằm xác định các chất trong máu được giải phóng bởi các cơ quan hoặc các mô trong cơ thể. Nồng độ cao hoặc thấp bất thường của một chất nào đó có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh nhất định.

Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp tầm soát ung thư vú bằng cách quan sát các mô và tế bào dưới kính hiển vi để tìm ra dấu hiệu ung thư. Nếu phát hiện khối u ở vú, các bác sĩ có thể lấy mẫu mô hoặc tế bào của khối u này để thực hiện xét nghiệm. Có nhiều phương pháp sinh thiết khác nhau, tùy vào từng người bệnh cụ thể bác sỹ sẽ đưa ra chỉ định sinh thiết phù hợp.

Tự khám vú

Mỗi người nên tự kiểm tra, tầm soát ung thư vú tại nhà để cảm nhận và phát hiện ra những thay đổi trong cơ thể mình. Khi phát hiện ra vấn đề khác thường dù là nhỏ 

Mỗi người đều có thể tự khám vú và nên thực hiện động tác này mỗi khi đi tắm, đứng trước gương

– Vùng da vú có màu sắc bất thường, ngực đỏ hoặc sưng;

– Ngứa ở ngực;

– Đau lưng vai gáy bất thường;

– Ngực to hơn, chảy xệ hay có hình dạng bất thường;

– Núm vú dẹt, thụt vào trong hay có dịch tiết từ núm, dịch có thể lẫn kèm máu, núm vú sần sùi có vảy hoặc bị viêm…

– Sưng hạch hoặc có khối bất thường ở vùng nách…

Cách tầm soát ung thư vú tại nhà

Chụm các ngón tay lại dùng phần phẳng của ngón tay để cảm nhận tổ chức tuyến . Chia  thành 4 phần: bắt đầu khám từ ¼ trên ngoài. Ấn từ từ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, day tròn bằng tay tìm kiếm khối u hoặc mảng dày hay bất thường nào khác, khám núm  từ từ nhẹ nhàng lật đi lật lại kỹ quanh núm .

MSTT : 6487