fbpx

Ung thư phổi là gì? Triệu chứng ung thư phổi cần nhận biết sớm

Ung thư phổi được các chuyên gia đánh giá là một trong các căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Một phần vì thiếu kiến thức nhận biết các triệu chứng ung thư phổi khiến cho nhiều người dân khi phát hiện ra thì đã quá muộn, đến giai đoạn cuối rồi.

Vậy rốt cuộc ung thư phổi có những triệu chứng như thế nào và cần làm gì khi nhận biết được triệu chứng bệnh? Bài viết dưới đây của AiHealth sẽ giải đáp đầy đủ thắc mắc của mọi người, cùng tham khảo nhé!

Ung thư phổi là gì?

Bình thường phổi cũng giống như các cơ quan khác trong cơ thể, mỗi một giây đều có tế bào non sinh ra và những tế bào lạ chết đi. Đây thực chất là quá trình chết tế bào theo chương trình Apoptosis giúp cơ quan phát triển khỏe mạnh hơn.

Nhưng khi cơ thể tiếp xúc phải những tác nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp như môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, khí độc hại,… làm hoạt động sinh lý bình thường của phổi thay đổi. Chỉ có tế bào sinh ra chứ không có tế bào chết đi. Chính sự tăng sinh không có kiểm soát này sẽ dẫn đến hình thành khối u ở phổi.

Trường hợp khối u phát triển ngay tại chỗ, không xâm lấn sang mô khác thì được xếp vào u phổi lành tính. Ngược lại nếu khối u đã xâm lấn và di căn sang mô khác xung quanh cơ thể thì được xếp vào u phổi ác tính, khó chữa trị mà cần phải nhận biết triệu chứng ung thư phổi sớm.

triệu chứng ung thư phổi
Ung thư phổi – Kẻ giết người thầm lặng

Triệu chứng ung thư phổi

Ung thư phổi thường hay bị nhầm lẫn với một vài căn bệnh về đường hô hấp khác. Do vậy nếu như gặp các triệu chứng bất thường thì bạn cũng đừng chủ quan mà hãy đi thăm khám ngay tại các bệnh viện/cơ sở y tế để nhanh chóng phát hiện cũng như có phương pháp điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Sau đây là một vài triệu chứng chỉ ra bạn có thể đang bị ung thư phổi:

  • Ho nhiều, ho dai dẳng: Ho khan hoặc ho có đờm trong vài tuần không khỏi được xem là triệu chứng bất thường xuất phát từ các vấn đề liên quan đến phổi như viêm phổi, hen suyễn, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên mọi người hay chủ quan và nghĩ rằng chắc chỉ là cảm lạnh hay dị ứng thôi nên không đi thăm khám. Cuối cùng làm bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Khó thở: Đây là một biểu hiện sớm và thường gặp nhất của căn bệnh u phổi. Theo đó bạn sẽ cảm thấy mình khó thở mỗi khi mang vác các vật nặng hoặc leo cầu thang,… những việc trước đây làm rất đơn giản. Tốt nhất bạn nên đề phòng những triệu chứng này vì rất dễ là hậu quả của khối u trên phổi gây nên khiến quá trình hô hấp bị cản trở.
  • Ho ra máu: Được xếp vào một triệu chứng phổ biến chiếm khoảng 50% của bệnh. Đó là hiện tượng ho ra máu nhưng lẫn cả đờm hay xuất hiện vào buổi sáng, kéo dài trong vài ngày. Ho ra máu luôn là một biểu hiện cần chú trọng mà bạn cần đi thăm khám ngay để xác định rõ ràng nguyên nhân.
  • Đau vùng vai, ngực và lưng: Là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường tại phổi mà bạn đừng chủ quan. Nhất là khi không rõ nguyên nhân và không liên quan đến một triệu chứng nào cả. Có đến 50% bệnh nhân bị ung thư phổi hay đau vùng vai hoặc ngực tại thời điểm chẩn đoán bệnh, cơn đau tăng lên mỗi khi thở và ho.
  • Sút cân nhanh và nhiều: Khi mà những tế bào khối u xuất hiện thì nó sẽ tàn phá hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, gồm cả phổi và một số cơ quan khác. Điều này làm cho bệnh nhân bị sút cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân. Nếu gặp tình trạng này kéo dài thì rất có thể đây là dấu hiệu nhằm cảnh báo bệnh.
Cần cảnh giác với triệu chứng mệt mỏi, ho kéo dài, sút cân nhanh 
  • Đau tay chân, các ngón tay chân: Xương khớp ở cổ tay, cổ chân và ngón chân bị đau có thể là dấu hiệu nhận biết trong cơ thể đang xuất hiện khối u phổi ở giai đoạn đầu. Đặc biệt nhiều người đã bác bỏ suy nghĩ này bằng việc cho rằng đó chỉ là dấu hiệu đau nhức xương khớp thông thường mà thôi.
  • Viêm phổi, viêm phế quản tái diễn nhiều lần: Ung thư phổi có thể làm cho hệ hô hấp bị nhiễm trùng, ảnh hưởng và dẫn đến mắc phải viêm phế quản hay bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Đáng chú ý, nếu như gặp nhiễm trùng mãn tính thì nguy cơ bị ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao. Trong trường hợp này cần phải chụp X-quang để chẩn đoán chính xác nhất.
  • Hơi thở ngắn: Có đến 15% trường hợp ung thư phổi xảy ra với người không hút thuốc mà là thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm, hóa chất như radon và amiang. Khi mắc ung thư phổi, bạn sẽ thấy mình như đang bị hen suyễn, khó chịu ở lồng ngực và khó thở sâu.

Yếu tố nguy cơ gây ra ung thư phổi

Ung thư phổi được hình thành do tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng theo kết quả một số nghiên cứu thì bệnh thường liên quan đến một số vấn đề như sau:

Thuốc lá là nguyên nhân số 1 gây ung thư phổi
  • Thuốc lá: Có đến 80% ung thư phổi xuất hiện ở người đã và đang hút thuốc cộng thêm 5% ước tính xuất phát do hậu quả của tiếp xúc thường xuyên cùng khói thuốc. Ngoài ra có 10 – 13% người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh với khoảng thời gian ủ bệnh từ 30 – 40 năm tính từ khi bắt đầu hút thuốc đến khi phát bệnh.
  • Địa lý: Tỷ lệ ung thư phổi còn thay đổi tùy vùng địa lý trên thế giới. Các nước ở châu Phi có tỷ lệ thấp hơn 50%, châu Á và Nam Mỹ có khoảng 5 -10%. Phổ biến là ở Bắc Mỹ và châu Âu có tỷ lệ cao nhất khoảng 10 – 15%.
  • Di truyền: Hiện tượng di truyền gia đình có thể gây nên một số đột biến gen ở trong cơ thể. Rất có thể những tế bào này không nảy nở ở thế hệ trước nhưng đời sau còn phải chịu thêm các tác nhân vật lý khiến cho tế bào này phát triển ra thành tế bào độc hại rồi hình thành khối u.
  • Bệnh phế quản phổi: Những tổn thương phổi nếu không điều trị dứt điểm, giải quyết triệt để lâu ngày vết thương tích tụ tại phế quản phổi. Sau đó không may gặp phải vết thương mới sẽ tích tụ và gây ra nhiều nguy hiểm hơn khiến cơ thể phản ứng không kịp, tác động gây ra bệnh ung thư.

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Với ung thư phổi không có tế bào nhỏ thì phương pháp chữa trị sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn phát bệnh, bao gồm:

Giai đoạn 1: Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần của phổi, có thể thực hiện hóa trị nếu như bệnh có nguy cơ tái phát cao.

Giai đoạn 2: Phẫu thuật loại bỏ một phần hay toàn bộ lá phổi kèm theo thực hiện hóa trị để hạn chế tái phát khối u.

Giai đoạn 3: Phối kết hợp cả phẫu thuật, hóa trị và xạ trị

Giai đoạn 4: Lúc này có khi khối u di căn rộng nên không thể loại bỏ được hoàn toàn. Hầu như các biện pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… đều chỉ nhằm mục đích kiểm soát và cải thiện chứng bệnh mà thôi.

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Còn với khối ung thư phổi tế bào nhỏ thì phương pháp chữa trị phổ biến thường là hóa trị, xạ trị. Bởi vì trong hầu hết những trường hợp được phát hiện ra thì đã nặng, khối u quá lớn và khó phẫu thuật.

Như vậy, bệnh ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ số người tử vong tương đối cao. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có khả năng chữa được khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện cũng như chữa trị kịp thời giai đoạn khối u chưa lớn và chưa lan rộng.

Đặc biệt thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát ung thư để phòng tránh hiệu quả căn bệnh quái ác này. Mọi thắc mắc cần tư vấn hay giải đáp vấn đề liên quan đến sức khỏe, vui lòng liên hệ ngay với dịch vụ bác sĩ riêng qua số hotline 1900 6487.

Hãy tải và cài đặt ứng dụng AiHealth ngay hôm nay bạn nhé.

Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết: Tại Đây