fbpx

Ngăn chặn ý định tự hại của người mẹ trầm cảm sau sinh

Người mẹ trầm cảm sau sinh có thể gặp nguy hiểm nếu tình trạng nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ tự hại cho cả mẹ, con thậm chí là người khác. Vậy gia đình cần làm gì để ngăn chặn ý định này?

ngăn chặn mẹ trầm cảm sau sinh tự hại

Tỷ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh ngày càng tăng cao

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, số lượng phụ nữ trầm cảm sau sinh ngày càng nhiều hơn. Hiện nay có khoảng 80% người mẹ trầm cảm sau sinh có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần can thiệp của y tế, nhưng với điều kiện được quan tâm đúng mức.
Tuy nhiên, lại có khoảng 50% người mẹ trầm cảm sau sinh không được chẩn đoán kịp thời, hoặc ngay chính người thân bạn bè cũng không phát hiện ra.
Theo một khảo sát nghiên cứu tại các bệnh viện phụ sản Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh rơi vào khoảng 11,6% – 33%. Đây không phải là một con số nhỏ. Các triệu chứng cảm xúc cũng khá rõ ràng như dễ dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu.

Phụ nữ trầm cảm sau sinh có thể bị nguy hiểm đến mức nào?

Với những trường hợp được người thân hoặc tự bản thân mẹ phát hiện và đi khám thường đã là lúc các triệu chứng khá nặng nề. Những dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh hay bị coi nhẹ, được xem là “bình thường” với tất cả phụ nữ sau khi sinh con. Nhưng nếu không được quan tâm đúng mức, chia sẻ yêu thương và chăm sóc cẩn thận, thì những triệu chứng tưởng chừng bình thường đó cũng có thể trở thành lưỡi dao gây hại đến cả mẹ và con.


Khi bị trầm cảm, cơ thể người mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, muộn phiền và nhiều suy nghĩ tiêu cực. Để mẹ trầm cảm sau sinh chăm bé, em bé rất có thể bị các nguy cơ chậm phát triển ngôn ngữ hay thể chất, hoặc chậm thích nghi với môi trường xung quanh, ảnh hưởng cảm xúc từ mẹ… Đã rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi người mẹ trầm cảm sau sinh tự gây hại hoặc nặng hơn là gây hại cho cả mẹ và con.

Ngăn chặn ý định tự hại của người mẹ trầm cảm sau sinh

Để tránh các trường hợp không may xảy ra, người thân và gia đình đóng một vai trò rất quan trọng. Ngay từ trong thai kỳ, người thân cần chăm sóc và quan tâm đến sản phụ nhiều hơn, quan sát và nhận biết được các dấu hiệu trầm cảm sau khi người mẹ sinh em bé.
Một số người mẹ cố tình giấu bệnh nhưng sẽ có những biểu hiện có thể quan sát được như mệt mỏi, mất ngủ, tức ngực, hay cáu gắt thái quá. Bệnh trầm cảm này có thể trở thành mãn tính nếu không được điều trị sớm.


Vì vậy, ngay khi gia đình phát hiện mẹ sau sinh có các dấu hiệu nghi ngờ trầm cảm thì cần thuyết phục người mẹ đi thăm khám sớm hoặc tìm đến các nhà trị liệu tâm lý để được tham vấn kịp thời. Đồng thời người thân cũng cần được tư vấn và đồng hành cùng người mẹ trong suốt hành trình trị liệu. Gia đình cần theo dõi tâm trạng, san sẻ việc nhà, phụ giúp chăm con, quan sát tác dụng của thuốc nếu có…
Khi phát hiện người mẹ có dấu hiệu hoặc kế hoạch của việc tự hại, hay luôn sẵn sàng để ngăn chặn, theo sát người bệnh hàng ngày
Tham khảo ngay dịch vụ Tham vấn tâm lý dành cho các mẹ sau sinh của AiHealth, trị liệu tâm lý ngay khi có các biểu hiện nhẹ của trầm cảm.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ hotline 1900 6487 hoặc Fanpage AiHealth – Ứng dụng tìm bác sĩ