- Trang chủ
- Kiến thức sức khỏe
- Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến con như thế nào
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng đến con như thế nào
Ở Việt Nam, tỷ lệ trầm cảm sau sinh đang lên đến 33% (sử dụng thang đo EPDS và nghiên cứu tại một số bệnh viện phụ sản). Vậy trầm cảm sau sinh ảnh hướng đến con như thế nào? Làm thế nào để xác định được mẹ đang bị trầm cảm sau sinh?
Mẹ trầm cảm, con cũng sẽ bị ảnh hưởng
Bất cứ người mẹ nào cũng có sự gắn kết chặt chẽ với con cái, đặc biệt giai đoạn sau khi sinh, khi thời gian ở cạnh con là nhiều nhất. Nhưng nếu người mẹ gặp tình trạng trầm cảm sau sinh thì sự gắn kết này sẽ bị ảnh hưởng.
Tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể khiến nguồn sữa mẹ dần dần ít đi, thậm chí là ngưng hẳn. Điều này đồng nghĩa với việc bé sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên quý giá nhất.
Trầm cảm sau sinh cũng sẽ khiến tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng đến con, mẹ ít cho con bú, ít chơi với con, ít cười và trò chuyện. Đặc biệt là giai đoạn sau khi bé 3 tháng tuổi, đã biết nhận thức và phản ứng lại với mẹ và những người xung quanh, thì việc thiếu tương tác giữa hai mẹ con có thể tạo ra rào cản cho sự phát triển toàn diện từ ngôn ngữ, cảm xúc, nhận thức của trẻ.
Nếu không có sự quan tâm, cải thiện và điều trị phù hợp, người mẹ thậm chí có thể gây ra các hành động tiêu cực, gây hại cho con nhỏ hay cả bản thân.
Dấu hiệu giúp nhận biết người mẹ trầm cảm sau sinh
Mỗi người mẹ đều có thể có những dấu hiệu và biểu hiện trầm cảm sau sinh khác nhau. Một số những triệu chứng thường thấy có thể là:
- Cảm thấy kiệt sức, luôn mệt mỏi, thấy buồn và dễ khóc
- Ngủ quá nhiều hoặc không thể ngủ được
- Ăn quá nhiều hoặc mất đi hứng thú ăn uống
- Thường xuyên đau nhức không rõ nguyên nhân
- Tâm trạng thay đổi đột ngột, hay cáu kỉnh và lo lắng mất kiểm soát
- Khó tập trung hay ghi nhớ
- Bị mất đi hứng thú với những sở thích lúc trước
- Mất kết nối với con, không cảm thấy niềm vui sau khi có con
- Cảm thấy bản thân vô giá trị, tội lỗi và vô vọng
- Không thể mở lòng với bất kỳ ai
- Muốn thoát khỏi mọi người và mọi thứ
- Có những suy nghĩ muốn làm hại bản thân hoặc em bé
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh
Không có một biện pháp nào có thể đảm bảo ngăn ngừa 100% trầm cảm sau sinh, nhưng vẫn cần bảo vệ sức khỏe tâm sinh lý và đề phòng nguy cơ mắc bệnh.
Ngay từ đầu thai kì, người mẹ cần được gia đình và những người xung quanh quan tâm chăm sóc để luôn giữ được tinh thần thoải mái, vui vẻ. Người mẹ cũng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng à có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi sinh em bé, người thân nên chủ động san sẻ việc nhà và chăm sóc em bé.
Nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy sự bất ổn tâm lý, cảm xúc tiêu cực hay các dấu hiệu kể trên thì người mẹ hãy chia sẻ ngay với người thân, hoặc người thân cần quan sát nhận biết để giúp đỡ, chia sẻ hay đi khám kịp thời
Nếu bị trầm cảm sau sinh thì nên làm gì?
Việc đầu tiên khi phát hiện tình trạng trầm cảm sau sinh chính là đi khám bác sĩ.
Nếu trầm cảm ở mức độ nhẹ, người mẹ có thể lựa chọn phương pháp trị liệu. Nếu tình trạng nặng, người mẹ sẽ cần đến sự can thiệp của thuốc được kê bởi bác sĩ.
Với mỗi người mẹ sẽ có những phương án trị liệu khác nhau, để tìm ra phương pháp phù hợp nhất, người mẹ có thể tìm đến những Nhà trị liệu tâm lý.
Nếu gia đình cần tìm Nhà trị liệu tâm lý, có thể liên hệ với AiHealth để được tư vấn và hướng dẫn kết nối với Nhà trị liệu qua ứng dụng AiHealth, Fanpage AiHealth hoặc Hotline 1900 6487
Bài viết liên quan: