- Trang chủ
- Kiến thức sức khỏe
- Bố mẹ có thể làm gì để giảm nguy cơ bé bị tim bẩm sinh?
Bố mẹ có thể làm gì để giảm nguy cơ bé bị tim bẩm sinh?
Nhờ vào các tiến bộ khoa học mà việc quản lý bệnh tim bẩm sinh trong thời gian qua đã được cải thiện rất nhiều, số trẻ bị tim bẩm sinh được điều trị sớm và phát triển bình thường như các trẻ khác ngày càng tăng, tuy nhiên việc điều trị tim bẩm sinh là một gánh nặng kinh tế đối với nhiều gia đình.
NHỮNG CAN THIỆP SỚM GIÚP GIẢM NGUY CƠ TRẺ BỊ TIM BẨM SINH
Tư vấn di truyền trước sinh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được yếu tố di truyền có liên quan đến bệnh tim bẩm sinh, các bé có bố hoặc mẹ hoặc anh chị em ruột bị tim bẩm sinh thì có nguy cơ tim bẩm sinh rất cao.
Tư vấn di truyền trước sinh không chỉ giúp xác định nguy cơ của bệnh lý tim bẩm sinh mà còn nhiều bệnh lý di truyền khác ví dụ như hội chứng down, hội chứng williams, hội chứng Turner, hội chứng Noonan… (là các bệnh lý di truyền do rối loạn nhiễm sắc thể, những bệnh này cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh)
Mẹ tiêm ngừa một số bệnh trước mang thai
Hai loại vaccin quan trọng mẹ cần chú ý tiêm ngừa trước khi mang thai gồm sởi và rubella. Các nhiễm trùng trong tử cung do những virus này gây ra làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển tim trong giai đoạn bào thai
Ngoài ra các mẹ còn có thể tiêm thêm vaccin đề phòng quai bị, ung thư cổ tử cung… trước khi mang thai
Không sử dụng các loại thuốc an thần, nội tiết, rượu bia hay hút thuốc lá (chủ động và bị động) trong khi mang thai
Tránh tiếp xúc với các tác nhân vật lý hay hoá học khi màn thai
Quản lý đường huyết trong giai đoạn mang thai
Một nghiên cứu cho thấy đái tháo đường ở mẹ có liên quan đến tỷ lêh mắc bệnh tim bẩm sinh ở con
Bổ sung acid folic trong tam cá nguyệt đầu tiên
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu acid folic trong ba tháng đầu gây dị tật ống thần kinh nhưng mối liên hệ với tim bẩm sinh thì chưa được xác định rõ
TẦM SOÁT BỆNH LÝ TIM BẨM SINH TRONG KHI MANG THAI
Siêu âm tim thai
Siêu âm tim thai được thực hiện vào tuần 18 đến tuần 22 của tuổi thai, đây là phương pháp giúp phát hiện hầu hết các dị tật tim trong thai kỳ, nhất là dị tật nặng, đe doạ đến tính mạng của bé sau khi sinh.
Đo độ bão hoà oxy qua da (SpO2)
Đo SpO2 là đo độ bão hoà oxy máu ngoại vi thông qua một đầu dò kẹp ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, nếu độ bão hoà này chênh lệch lớn giữa tay và chân là một dấu hiệu cảnh báo trẻ cần được kiểm tra chuyên sâu hơn để tìm các bệnh lý tim bẩm sinh
Test đo SpO2 thực hiện tốt nhất sau sinh 24 – 48 giờ
Siêu âm tim sớm sau sinh
Siêu âm tim cho bé sơ sinh gần đây được xem như một tầm soát thường quy được thực hiện nhằm phát hiện sớm các bệnh tim bẩm sinh ở trẻ
Ngoài ra với những trẻ có nguy cơ mắc tim bẩm sinh cao việc chụp cắt lớp chi tiết trước sinh cũng là một sự lựa chòn giúp bố mẹ yên tâm
Bác sĩ riêng là người nắm rõ nhất tiền sử bệnh lý của vợ chồng bạn, đừng ngại nói với bác sĩ về dự định có em bé của mình để được hỗ trợ tư vấn một kế hoạch thai sản tốt nhất.
Nguồn tham khảo: patient