fbpx

Bilirubin là gì? Đăng ký xét nghiệm Bilirubin ở đâu?

Bilirubin là gì? Xét nghiệm này đóng vai trò như thế nào trong việc chẩn đoán bệnh? Những ai nên thực hiện xét nghiệm Bilirubin? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây! Cùng khám phá ngay bạn nhé!

Bilirubin là gì?

Về bản chất, Bilirubin là một sắc tố màu vàng được hình thành từ kết quả của quá trình hồng cầu phá vỡ tự nhiên, sau đó chuyển theo đường máu tới gan và đào thải qua nhiều con đường khác. Thực tế, Bilirubin trong máu được phân thành 2 dạng:

+ Bilirubin trực tiếp (Cholebilirubin)

+ Bilirubin gián tiếp (Hemobilirubin)

Bilirubin là gì?

Bilirubin là gì?

Dựa theo định nghĩa này, người ta thường sử dụng xét nghiệm Bilirubin trong máu để kết luận xem gan có gặp phải vấn đề gì không. Nếu chỉ số Bilirubin bất thường chứng tỏ gan đang mắc bệnh lý nào đó.

Xét nghiệm Bilirubin có những hình thức nào?

Như bài viết đã nêu rõ bên trên, xét nghiệm Bilirubin hay việc kiểm tra nồng độ Bilirubin trong cơ thể sẽ giúp chẩn đoán và phát hiện kịp thời các bệnh nguy hiểm trong gan. Với sự phát triển của y học, ngày nay xét nghiệm này có rất nhiều hình thức khác nhau như:

+ Xét nghiệm Bilirubin trong máu: Đây là hình thức xét nghiệm phổ biến, được áp dụng đại trà. Kết quả của xét nghiệm này cũng có độ chính xác cao, ít sai số.

+ Định lượng Bilirubin qua nước tiểu: Nghiên cứu chỉ ra rằng trong nước tiểu người khỏe mạnh không chứa Bilirubin. Tuy nhiên nếu phát hiện Bilirubin trong nước tiểu thì cơ thể đang gặp bất thường. Lúc này, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu liên quan khác.

+ Xét nghiệm Bilirubin trong dịch ối: Được áp dụng dành riêng cho những phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.

Kết quả các xét nghiệm bình thường dựa vào giá trị của 3 chỉ số dưới đây để đưa ra kết luận cuối cùng:

+ Bilirubin gián tiếp: Giá trị bình thường từ 0,1 tới 1,0 mg/dL, tương đương 1 – 17 mol/L.

+ Bilirubin trực tiếp: Khoảng 0,0 – 0,4 mg/dL, tức 0 – 7 mol/L.

+ Bilirubin toàn phần: Là tổng của chỉ số Bilirubin trực tiếp và gián tiếp. Trung bình kết quả này khoảng 0,2 – 1 mg/dL, tính theo đơn vị mol/L là chừng 3,4 – 17,1.

Những hình thức xét nghiệm Bilirubin

Những hình thức xét nghiệm Bilirubin

Những trường hợp cần xét nghiệm Bilirubin

Các bác sĩ khuyên nên xét nghiệm Bilirubin ở mọi đối tượng:

Người lớn và trẻ em

+ Phát hiện các bệnh về đường máu: Bệnh ký sinh trùng, hồng cầu lưỡi liềm, dị ứng,…

+ Chẩn đoán bệnh trong gan: Ung thư, xơ gan, tổn thương tế bào gan.

+ Chẩn đoán bệnh trong mật: Ung thư tuyến tụy, sỏi mật, hội chứng Gilbert, viêm ruột,…

Trẻ sơ sinh

+ Sau 24 giờ sinh, bé cần xét nghiệm Bilirubin để loại bỏ bệnh vàng da.

+ Chẩn đoán thâm tím nặng khi vừa trải quá quá trình hộ sinh do va chạm cơ giới gây ra.

Bào thai

Trường hợp bác sĩ nghi ngờ thai nhi có dấu hiệu bị hủy hoại hồng cầu thì cần xét nghiệm Bilirubin qua nước ối. Từ đây có biện pháp y tế can thiệp kịp thời bảo vệ tính mạng mẹ và bé.

Tuy nhiên dù sử dụng xét nghiệm này cho đối tượng nào thì cũng cần điều kiện ban đầu là người bệnh xuất hiện các bất thường sau:

+ Vàng da không rõ nguyên nhân

+ Sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên

+ Nhiễm độc, ngộ độc

+ Nước tiểu có màu vàng đậm

+ Người nghi ngờ bị xơ gan, viêm gan

+ Cơ thể suy nhược, bụng trướng to, da nhợt nhạt do thiếu máu

+ Các biểu hiện khác.

Quy trình xét nghiệm Bilirubin trong máu

Bước 1: Thực hiện lấy máu tại tĩnh mạch ngoại vi trên cánh tay của người bệnh.

Bước 2: Bơm máu bảo quản trong ống nghiệm vô trùng, tránh sự xâm nhập của không khí và vi khuẩn, virus bên ngoài.

Quy trình xét nghiệm Bilirubin trong máu

Quy trình xét nghiệm Bilirubin trong máu

Bước 3: Đưa mẫu máu tới phòng xét nghiệm để đo hàm lượng Bilirubin bên trong.

Bước 4: Đưa ra kết quả cuối cùng.

Bước 5: Đọc kết quả. Trong đó kết quả bình thường như bài viết đề cập rõ bên trên. Trường hợp bất thường xảy ra khi chỉ số Bilirubin trực tiếp lớn hơn 0,0 – 0,3 mg/dL hay chỉ số Bilirubin toàn phần vượt quá 0,3 – 1,9 mg/dL.

Lưu ý quan trọng khi xét nghiệm Bilirubin bạn nên biết

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm Bilirubin chính xác nhất, người bệnh cần lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:

+ Tránh làm việc quá sức, bê vác vật nặng vì hành động này sẽ khiến lượng Bilirubin trong máu cao hơn.

+ Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây y nào, đặc biệt là kháng sinh.

+ Không nên ăn hoặc uống trước 4 giờ xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm Bilirubin chính xác nhất là khi bụng rỗng.

+ Thông báo chi bác sĩ nếu đang mang thai, dị ứng thuốc.

+ Cân nhắc lựa chọn đơn vị xét nghiệm Bilirubin uy tín, chuyên nghiệp.

Đăng ký xét nghiệm Bilirubin ở đâu?

Bạn băn khoăn không biết nên đăng ký xét nghiệm Bilirubin ở đâu chuẩn xác nhất? Vậy thì hãy để AiHealth đồng hành cùng bạn nhé! AiHealth là nền tảng bác sĩ gia đình có tích hợp tính năng đăng ký xét nghiệm, thăm khám sức khỏe trực tuyến tại các cơ sở y tế uy tín trên toàn quốc.

Cài đặt AiHealth về điện thoại của mình, bạn sẽ không cần mất công chờ đợi đăng ký xét nghiệm. Ứng dụng này cho phép bạn chọn thời gian, địa điểm khám sức khỏe tại nhà tiện lợi.

Đăng ký xét nghiệm Bilirubin tại AiHealth

Đăng ký xét nghiệm Bilirubin tại AiHealth

Hơn thế, AiHealth còn sở hữu nhiều công dụng hữu ích đặc biệt như:

+ Theo dõi, tham vấn sức khỏe của cả gia đình bạn thông qua số liệu trong Hồ sơ sức khỏe cá nhân.

+ Hỗ trợ thiết lập chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và làm việc khoa học, hợp lý.

+ Nhắc hẹn tiêm chủng, lưu trữ sổ tiêm tiện lợi

+ Tính năng giao thuốc tận nhà

+ Hỗ trợ thanh toán online các dịch vụ y tế mà không cần sử dụng tiền mặt.

Hãy cài đặt ngay AiHealth theo link sau để trải nghiệm tiện ích tuyệt vời nhé

Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết: Tại Đây

Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Bilirubin là gì, đăng ký xét nghiệm Bilirubin ở đâu rồi nhé! Hy vọng các bác sĩ riêng cho gia đình Aihealth sẽ giúp bạn có được cuộc sống khỏe mạnh và tiện lợi hơn.