fbpx

Bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm có nguy hiểm không?

Khi bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm khiến cho lượng đường trong máu có xu hướng tăng lên, không ổn định. Điều này có thể gây nên những tác hại nguy hiểm như bệnh nhân bị mất nước… Do đó những bệnh nhân bị tiểu đường khi bị cảm cúm cần tuân thủ các nguyên tắc chữa cảm cúm để ngăn ngừa đường huyết tăng.

Bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm nên làm gì?

Khi người bệnh bị tiểu đường và bị cảm cúm sẽ nguy hiểm hơn những người bình thường khác. Bởi lúc này đường huyết của họ sẽ bất ổn định, gây nên nhiều tác hại nếu không kịp thời điều chỉnh.

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Do đó lúc này người bệnh cần thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc cơ sở y tế gần nhất. Bên cạnh đó cần tiếp tục sử dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tăng liều, giảm liều hay tự ý ngưng mà không được sự cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra bạn cần duy trì chế độ ăn uống hiện tại hoặc thay đổi sang ăn cháo, sữa, hoa quả phù hợp. Lưu ý cần uống thật nhiều nước, chất lỏng để hạn chế tình trạng cơ thể mất nước. Nước lọc giúp bạn cảm thấy khỏe hơn và hỗ trợ kiểm soát bệnh lý tiểu đường ổn định.

Bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm nên ăn gì và uống gì?

Bệnh tiểu đường và cảm cúm nên có chế độ ăn uống phù hợp

Khi người bệnh tiểu đường bị cảm cúm sẽ cảm thấy mệt mỏi, không có cảm giác đói và khát. Tuy nhiên, bạn cần phải ăn món gì đó thường xuyên để kiểm soát lượng đường trong máu ổn định hơn.

Nếu bạn quá mệt mỏi, hãy lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, yến mạch, sữa… Lý tưởng nhất bạn cần dung nạp khoảng 15g carbohydrate mỗi giờ hoặc tương đương 1 miếng bánh mì nướng, 3/4 cốc sữa chua hoặc 1 bát súp.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý đối với bệnh tiểu đường

Ngoài ra bạn có thể bổ sung thực phẩm này trong bữa ăn như thanh nước ép trái cây 85gram, 1/2 cốc sữa chua đông lạnh và 1/2 chén ngũ cốc. Trường hợp bạn bị sốt, nôn mửa hãy uống một cốc nước mỗi giờ đồng hồ. Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao, hãy nhấm nháp bia gừng không đường. Ngược lại khi lượng đường quá thấp, hãy uống nửa cốc nước táo hoặc nửa cốc bia gừng.

Sử dụng loại thuốc cảm nào cho người bị tiểu đường?

Bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm có thể sử dụng một số loại thuốc cảm không kê đơn, tránh sản phẩm chứa nhiều đường. Lưu ý cần đọc kỹ nhãn thành phần và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đối với bệnh nhân bị kèm bệnh nền cao huyết áp cần tránh sử dụng thuốc cảm cúm chứa chất thông mũi gây tăng cao huyết áp hơn.

Sử dụng thuốc cảm cúm phù hợp theo chỉ định bác sĩ

Phòng tránh bị cảm lạnh cho người bị bệnh tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Do đó bạn cần thực hiện các biện pháp phòng tránh cảm lạnh cho đối tượng bệnh nhân này.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Đầu tiên cần đảm bảo các thành viên trong gia đình rửa tay bằng xà phòng để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ngoài ra chúng ta cần tiêm phòng cúm mỗi năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và luyện tập thể thao phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường thể lực trước các tác nhân gây cảm cúm.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Mặt khác, bệnh nhân cần thực hiện thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe, đường huyết… Kiểm tra sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm bệnh tật, biến chứng để có kế hoạch điều trị hiệu quả cao.

Phòng tránh cảm cúm cho bệnh nhân tiểu đường

Hiện nay với xu hướng thời đại mới, bạn có thể đặt lịch khám sức khỏe định kỳ tại AIHEALTH. Đây là một trong những ứng dụng đặt lịch khám online giúp bạn kết nối dễ dàng với các bệnh viện lớn. Kết quả khám bệnh của người bệnh nhân được bảo mật tuyệt đối và lưu trữ trên ứng dụng.

Nhờ đó bạn có thể theo dõi kết quả bệnh lý hay quá trình điều trị của mình bất cứ lúc nào muốn. Với những tính năng vượt trội mà ứng dụng sở hữu sẽ cung cấp cho bạn nền tảng khám bệnh trực tuyến chất lượng cao.

Tải và cài đặt ứng dụng AiHealth: Tại Đây

Bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm khi nào cần đi bệnh viện?

Thông thường những bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm có triệu chứng nhẹ có thể uống thuốc và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên một số bệnh nhân có những biểu hiện nặng dưới đây cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

+ Bệnh nhân không thể ăn uống bất cứ thứ gì

+ Người bệnh tiểu đường bị nôn ói hoặc đi tiêu phân lỏng;

+ Đường máu mao mạch > 25 mmol/l, chỉ số đường huyết > 13 mmol/l dù vẫn sử dụng thuốc điều trị.

Bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ nếu có dấu hiệu bệnh nặng

+ Đường máu mao mạch quá thấp;

+ Bệnh nhân buồn ngủ bất thường, tâm trạng hỗn loạn và giảm chú ý…

+ Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và nhận lời khuyên của bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ điều cần biết khi bệnh nhân tiểu đường bị cảm cúm của AIHEALTH. AiHealth là ứng dụng đặt lịch khám online chuyên nghiệp, uy tín. Bạn dễ dàng được khám bệnh bởi các bác sĩ chuyên gia đầu ngành tại các bệnh viện lớn. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ hotline 1900 6487 để được chúng tôi hỗ trợ.