fbpx

Dị ứng có chữa được không? Cách sống chung với dị ứng

Dị ứng là chứng bệnh gây nên nhiều bất tiện, khó chịu trong cuộc sống và thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân nếu bị sốc phản vệ. Hãy cùng AiHealth tìm hiểu thêm về căn bệnh này và tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Dị ứng có chữa được không?” qua bài viết sau nhé.

Dị ứng là gì?

Khi tiếp xúc một chất lạ (dị nguyên) vô hại với cơ thể, hệ thống miễn dịch nhận diện nhầm, phát sinh phản ứng, tạo ra kháng thể. Các kháng thể này được lưu lại trong máu, khi một lần nữa tiếp xúc với dị nguyên, kháng thể giải phóng các chất trong hệ miễn dịch tạo ra hiện tượng dị ứng.

Dị ứng được thành 2 loại là dị ứng mãn tính (trên 6 tuần) và dị ứng cấp tính (dưới 6 tuần).

Những đối tượng dễ mắc dị ứng

Các đối tượng có nguy cơ dễ mắc dị ứng gồm có:

+ Người có người nhà bị hen suyễn hoặc dị ứng.

+ Trẻ em có khả năng mắc dị ứng cao hơn so với người lớn, tuy nhiên càng lớn thì bệnh càng thuyên giảm. Dị ứng với sữa hoặc trứng có thể khỏi sau khi trẻ lên 3.

+ Bản thân từng mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng.

Trẻ em dễ mắc dị ứng hơn người lớn.

Các tác nhân gây dị ứng

+ Dị nguyên trong không khí: nấm mốc, vẩy lông động vật, phấn hoa, bụi…

+ Thực phẩm: sữa, trứng, cá, hải sản, đậu nành, lúa mì, các loại hạt, đậu phộng…

+ Vết đốt côn trùng.

+ Một số loại thuốc như kháng sinh.

+ Một số chất tiếp xúc qua da như mủ cao su.

Phấn hoa là một trong những tác nhân gây dị ứng thường gặp.

Triệu chứng dị ứng

Các triệu chứng dị ứng sẽ khác nhau, từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng như hệ tiêu hóa, da, mũi, xoang, đường thở… Trong một số trường hợp dị ứng nặng có thể gây ra sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

Tình trạng dị ứng Triệu chứng
Viêm mũi dị ứng Viêm kết mạc

Ngứa vòm miệng

Ngứa mũi

Ngứa mắt

Nghẹt mũi

Mắt sưng đỏ

Hắt xì

Chảy nước mũi

Dị ứng thực phẩm Sưng môi

Sưng mặt

Sưng lưỡi

Sưng cổ họng

Sốc phản vệ

Nổi mề đay

Ngứa miệng

Dị ứng do vết đốt của côn trùng Tức ngực

Thở khò khè

Sưng to hay phù lên ngay chỗ bị đốt

Sốc phản vệ

Nổi mề đay khắp người

Ngứa khắp người

Khó thở

Ho

Dị ứng thuốc Thở khò khè

Sưng mặt

Sốc phản vệ

Phát ban

Nổi mề đay

Ngứa da

Viêm da dị ứng Tróc vảy

Sốc phản vệ

Nổi mụn nước

Ngứa

Đóng vảy

Dị ứng thời tiết Viêm mũi

Phát ban

Nổi mề đay

Khó thở

Khò khè

Ho

Chàm

Dị ứng có chữa được không?

Đa số dị ứng không thể chữa khỏi, tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ. Dị ứng với sữa hoặc trứng không qua trung gian IgE ở trẻ em có thể biến mất hoàn toàn khi trẻ lên ba. Một số báo cáo khoa học gần đây cho thấy chứng dị ứng đậu phộng có thể được chữa khỏi. Các thành tựu y học gần đây cũng báo hiệu một tương lai đầy hứa hẹn cho các bệnh nhân dị ứng.

Nhưng, hiện nay, để có thể sống chung với căn bệnh này, bệnh nhân cần phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tùy vào tình trạng bệnh sẽ có một số phương pháp điều trị như sau:

+ Dùng thuốc để giảm phản ứng của hệ miễn dịch hoặc giảm các triệu chứng dị ứng mà bạn gặp phải. Các thuốc này có thể ở dạng viên, dạng lỏng, dạng xịt hay nhỏ vào mắt.

+ Sử dụng liệu pháp miễn dịch: người bệnh sẽ được thực hiện xét nghiệm để xác định loại dị nguyên nào gây ra tình trạng dị ứng. Căn cứ theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm kháng nguyên cho bệnh nhân theo liều lượng tăng dần, giúp bệnh nhân thích ứng từng chút một và không còn bị dị ứng với tác nhân đó nữa. Đối với dị ứng phấn hoa, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc đặt dưới lưỡi. Đây là cách điều trị từ gốc rễ chứ không phải chỉ điều trị trên bề nổi là các triệu chứng. Tuy nhiên, phương pháp này cần điều trị trong thời gian rất dài, khoảng 6 tháng – 1 năm các triệu chứng mới dần thuyên giảm, từ 4 – 5 năm mới có kết quả rõ rệt.

Một biện pháp khác giúp bạn phòng ngừa dị ứng đó là viết nhật ký. Bạn cần ghi lại chi tiết các thực phẩm dung nạp, các hoạt động tham gia hằng ngày, những nơi bạn đến và đặc điểm nơi ấy như có nhiều phấn hoa, nhiều vật nuôi, môi trường chuyển lạnh đột ngột… Kết hợp các chi tiết ấy cộng thêm ghi chép tỉ mỉ về tình trạng dị ứng tăng nặng hay thuyên giảm, dấu hiệu là gì sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xác định được tác nhân gây dị ứng và biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Một biện pháp khác giúp bạn phòng ngừa dị ứng đó là viết nhật ký.

Qua bài viết này, AiHealth hy vọng có thể giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh dị ứng và các biện pháp để điều trị cũng như sống chung với bệnh. Để được tư vấn thêm các vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ AiHealth qua hotline: 1900 6487.