- Trang chủ
- Kiến thức sức khỏe
- Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
Có hai dạng tiêu chảy là tiêu chảy cấp diễn ra trong vài ngày đến một tuần và tiêu chảy mãn (kéo dài trên 4 tuần). Sau đây là một số thông tin về tiêu chảy cấp, tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ
NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY
Tiêu chảy do nhiễm virus đường tiêu hoá
Là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ và có khả năng lây lan từ trẻ này qua trẻ khác khi tiếp xúc gần hay ăn uống chung.
Hai virus gây tiêu chảy thường gặp là rotavirus và adenovirus, bạn có thể đề phòng rotavirus bằng vaccin chủng ngừa đường uống.
Tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hoá
Thường gặp khi trẻ ăn phải đồ ăn bị nhiễm vi trùng, còn được goi là ngộ độc thực phẩm. Các loại vi khuẩn thường gặp là salmonella, E. Coli, campylobacter.
Các chất độc do các vi khuẩn này tạo ra gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng nặng nề như nôn ói, sốt, đau bụng dữ dội, đi ngoài toé nước… và một vài trường hợp phân trẻ có thể có nhầy, mủ hoặc máu.
Soi phân kiêm tra có thể tìm ra cụ thể vi khuẩn gây ra tình trạng trên
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân kém phổ biến hơn như nhiễm ký sinh trùng, các bệnh lý gây viêm đường ruột như bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, do rối loạn dung nạp hay hấp thu một số chất, hay do đang sử dụng thuốc (ví dụ kháng sinh)…
CHĂM SÓC TRẺ TIÊU CHẢY
Chế độ dinh dưỡng
Những thực phẩm được khuyến cáo là tốt cho trẻ bị tiêu lỏng gồm Chuối – Gạo trắng – Sốt táo – Bánh mì nướng và bổ sung đủ lượng nước cần thiết theo khuyến cáo của của bác sĩ tuỳ vào cân nặng và mức độ tiêu lỏng của trẻ, trong đó oresol là phương pháp bù nước hiệu quả nhất cho trẻ tiêu chảy
Các loại thực phẩm làm tình trạng tiêu lỏng nặng hơn gồm: thực phẩm béo nhiều dầu mỡ, rau sống, nước uống có gas, các loại trái cây hay thực phẩm chứa vitamin C (cam, chanh, vitamin C dạng viên uống…) đều cần loại bỏ khỏi chế độ ăn của trẻ trong thời gian này.
Men vi sinh
Các men vi sinh có trong một số loại sữa chua và các thực phẩm lên men có lợi giúp hỗ trợ tiêu hoá và hoạt động ruột, giúp chống nhiễm trùng và giúp bé bị tiêu chảy nhanh hồi phục.
Tuy nhiên các loại thực phẩm này nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo nó là tốt cho tình trạng con của bạn.
KHI NÀO CẦN CHO TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN
- Trẻ đau bụng dự dội, quấy khóc liên tục, trằn trọc
- Trẻ bỏ ăn, lừ đừ mệt mỏi, ngủ li bì khó đánh thức
- Trẻ khát nước, đòi uống nước nhiều, đi tiểu ít hơn bình thường, khô miệng là những dấu hiệu trẻ bị mất nước
- Tiêu lỏng kèm sốt trên 39 độ
- Phân nhầy có máu
- Tiêu lỏng trên 2 ngày, uống thuốc không đỡ hoặc tình trạng nặng hơn
Nguồn tham khảo: patient