fbpx

Phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt nhờ xét nghiệm máu

Kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt có thể tìm thấy trong máu gọi là PSA, thông qua chỉ số này có thể giúp bạn biết bản thân có thể bị ung thư tuyến tiền liệt hay không và để theo dõi quá trình điều trị

PSA TĂNG TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý nguy hiểm đầu tiên nghỉ tới khi PSA tăng, tuy nhiên có tới 2/3 nam giới có PSA cao không bị ung thư tuyến tiền liệt mà do các nguyên nhân sau:

  • Bí tiểu cấp tính khiến bàng quang bị căng tức do ứ nước tiểu
  • Phì đại tuyến tiền liệt cấp tính
  • Người lớn tuổi
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Viêm tuyến tiền liệt cấp
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
  • Đang đặt ống thông tiểu

CHUẨN BỊ GÌ TRƯỚC KHI LÀM PSA?

  • Bạn đang không bị nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Không xuất tinh trong 48 giờ trước đó
  • Không vận động quá mạnh trước đó 48 giờ
  • Chưa làm sinh thiết tuyến tiền liệt trước đó 6 tuần
  • Không thăm khám trực tràng trước đó

Nếu kết quả PSA của bạn bất thường, tức là có sự tăng dù chỉ nhẹ thì bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm rất nhiều xét nghiệm và kiểm tra để chắc chắn nguyên nhân làm tăng PSA của bạn

TRIỆU CHỨNG UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng ung thư không quá nguy hiểm và phát triển chậm. Thời gian đầu bệnh hầu như không có triệu chứng, đến khi khối u phát triển đủ lớn và đè lên gây kích ứng niệu đạo hoặc tắc nghẽn một phần dòng chảy bệnh nhân có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau:

  • Tiểu yếu: dòng chảy nước tiểu kém và bệnh nhân mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu tiểu cũng như để tiểu hết lượng nước tiểu trong bàng quang
  • Són nước tiểu sau khi đã tiểu xong
  • Cảm giác bàng quang còn nước tiểu
  • Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên và “gấp gáp” hơn
  • Đau tức dọc theo niệu đạo

Các triệu chứng khó chịu có thể xuất hiện ở các cơ quan khác trong cơ thể, thường gặp nhất là ở xương, chứng tỏ ung thư đã di căn và báo động tình trạng nguy hiểm của bệnh.

Nguồn tham khảo: patient